Mọt gạo rất nhạy cảm với mùi, chúng ta có thể chuẩn bị một ít tỏi và gia vị như hoa hồi, hạt tiêu để “triệt hạ” chúng.
Nhiều người vẫn lầm tưởng chỉ gạo để lâu, gạo ẩm mới bị mọt xâm nhập nhưng thực chất trứng của mọt đã bám trên bề mặt hạt gạo sau khi thu hoạch. Sau một thời gian, chúng nở thành những con mọt đen mà bạn vẫn hay gặp. Gạo bị dính mọt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị.
Mọt gạo rất nhạy cảm với mùi, chúng ta có thể chuẩn bị một ít tỏi và gia vị như hoa hồi, hạt tiêu và chuẩn bị một khẩu trang sạch dùng một lần, dùng kéo cắt một đầu của khẩu trang dùng một lần. Cho tỏi và gia vị đã chuẩn bị vào và buộc chặt chúng bằng dây buộc khẩu trang đã cắt.
Sau đó cho vào bao hoặc thùng gạo tại nhà. Gạo và gia vị có mùi hăng nồng sẽ khiến sâu mọt gạo sợ mùi này mà biến mất, rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử làm theo cách sau:
Cho gạo vào tủ lạnh
Sau khi mua về bạn nên kiểm tra kỹ xem gạo có dính mọt không, nếu gạo sạch thì bạn có thể chia vào nhiều túi nhỏ đặt trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Nhiệt độ môi trường thấp sẽ ngăn ngừa ấu trùng phát triển thành mọt trưởng thành. Theo các nghiên cứu, gạo bị nhiễm ấu trùng mọt không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hương vị tự nhiên.
Nếu gạo đã nhiễm mọt đen thì không dùng cách này nữa, mà bạn phải tìm cách làm sạch mọt khỏi thùng gạo sau đó mới áp dụng cách trên.
Dùng rượu trắng
Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi, ớt bạn có thể đặt trong thùng gạo một ly đựng rượu nhưng phải đảm bảo miệng ly cao hơn mặt gạo. Sau đó đổ vào ly khoảng 50g rượu trắng, không đậy nắp. Rượu vừa có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi nên không làm ảnh hưởng đến hương thơm tự nhiên của gạo.
Dùng muối trắng
Rắc một chút muối vào trong thùng gạo cũng sẽ khiến mọt ăn phải muối rồi sợ mà tự tìm cách bỏ đi. Lưu ý bạn không nên rắc quá nhiều muối vì có thể khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.
Dùng máy sấy tóc
Trước tiên, bạn hãy dàn đều gạo ra một mặt phẳng, rồi sử dụng sức nóng từ máy sấy hong khô gạo. Nếu không có máy sấy thì bạn có thể tranh thủ những ngày trời nắng mang gạo ra phơi. Nhiệt độ cao sẽ khiến mọt không chịu nổi phải bò lên trên bề mặt gạo, lúc này bạn chỉ cần nhặt sạch và xử lý. Sau đó bạn nên diệt mọt bằng cách thủ công như đốt hoặc dùng các chất diệt côn trùng, không nên chỉ gom lại rồi vứt vào thùng rác vì những con mọt còn sống có thể bò ra ngoài và tiếp tục tìm đến thùng gạo nhà bạn.
Ngoài các cách trên đây, để bảo quản gạo tránh bị mọt ăn bạn cần lưu ý chọn mua gạo mới, bảo quản gạo trong thùng kín có nắp đậy ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh thùng gạo. Ngoài ra bạn không nên mua quá nhiều gạo một lúc, vừa khó bảo quản vừa khó kiểm tra gạo có bị mọt hay không. Nếu gạo bị nhiễm mọt hoặc bị ẩm mốc, không còn sử dụng được thì bạn phải vứt đi càng nhiều, rất lãng phí.