‘Nói về phần ứng xử với bố mẹ vợ, chồng em kém lắm. Anh ấy gia trưởng bảo thủ, lúc nào cũng coi nội là nhất, ngoại chỉ đá đưa…’, người vợ kể. Phụ nữ lấy chồng không sợ nghèo, không sợ khổ, chỉ sợ lấy phải người gia trưởng vô tâm. Bởi sống cạnh người chồng như vậy, họ không cảm nhận được sự chia sẻ, tôn trọng từ phía bạn đời. Từ đó họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng bên chính người bạn đời của mình.
Cũng vì quá ngột ngạt với anh chồng gia trưởng , mới đây một người vợ đã lên mạng xã hội than thở: “Sau cưới, vì chưa có điều kiện nên hai vợ chồng em vẫn phải sống chung với bố mẹ chồng . Có điều nhà chồng em chật, đông anh em, sinh hoạt khá bất tiện. Đợt em bầu bí, vợ chồng ở tận tầng 4 áp mái nóng kinh. Nhiều khi bí bích quá, em cũng muốn ra ngoài thuê trọ nhưng mẹ chồng lại thương bảo ra ngoài không ai chăm ăn uống nên bà không cho ra. Bố mẹ chồng em tuy kinh tế không khá giả nhưng được cái sống tình cảm.
Ảnh minh họa
Ngược lại chồng em thì vô tâm kinh khủng. Vợ chửa mà anh coi như không, chẳng bao giờ nấu được cho bát cháo hay giặt đỡ chậu quần áo. Thi thoảng mẹ chồng em cũng góp ý, giục anh phải đỡ vợ nhưng anh gạt phăng bảo không bao giờ có chuyện đàn ông làm việc nhà. Nói về phần ứng xử với bên ngoại, chồng em kém lắm. Anh ấy gia trưởng bảo thủ, lúc nào cũng coi nội là nhất, ngoại chỉ gọi là đá đưa. Mỗi lần về nhà vợ chỉ nằm khểnh xem tivi, tới bữa ngồi dậy ăn.
Anh nói rể là khách, nhiều lúc chán em không buồn nói lại. Thấy con gái chuẩn bị sinh mà chỗ ở chật quá, bố mẹ đẻ em thương hại, cho vợ chồng miếng đất cạnh nhà ông bà, rộng 70m vuông để xây nhà ở riêng cho thoải mái. Ấy thế mà chồng em dở giọng bảo: ‘Nếu ông bà thích cứ cho tiền mặt. Đằng này cho đất sát nhà, bắt anh sống trên đất nhà vợ cũng khác gì ở rể, cả đời mang tiếng ăn nhờ ở đậu nhà ngoại. Anh tỉnh lắm, không dễ bị lừa đâu’. Nghe chồng nói, em ức không chịu được, cảm giác anh sống vô ơn, nông cạn với bên ngoại vô cùng. Bực lên em nói thẳng:
‘Bố mẹ em phải dành dụm cả đời mới mua được mảnh đất ấy, thương vợ chồng mình ở chật chội ông bà mới cho. Anh không biết ơn còn nói ra được mấy lời thiếu suy nghĩ ấy. Về phần bố mẹ em, họ gả con gái đi chỉ mong em được sống hạnh phúc, thoải mái. Chưa bao giờ họ cần hay ép buộc anh phải ở rể nên anh có tỉnh hay không cũng không ai lừa anh hết. Còn nếu anh thấy mình có đủ lực mua đất mua nhà thì tốt quá, em càng mừng. Đất đó cứ để bố mẹ em làm khoản phòng thân”. Nghe vợ nói, lão lặng im luôn không phản bác lại được lời nào.
Cộng thêm mẹ anh đi ngang qua phòng, nghe hết chuyện bà vào mắng té tác bảo anh có lớn không có khôn, suy nghĩ bảo thủ. Ở đâu cũng vẫn phải có trách nhiệm báo hiếu bố mẹ hai bên như nhau. Sống gần bên nào cũng tốt, cấm phân biệt nội ngoại. Bà phân tích giảng giải cho một lúc, chồng em nghe vẻ hiểu ra vấn đề mới bắt đầu vâng dạ. Em thì im lặng không nói gì. Tới đêm, con ngủ rồi anh mới quay sang ôm vợ nhận sai rồi bảo để sáng mai chở vợ sang trình bày rõ ràng, xin đất ông bà, cuối năm xây nhà.
Ảnh minh họa Hiện tại chúng em cũng ra ở riêng được hơn năm rồi. Được ở trên đất rộng, không gian sinh hoạt thoải mái, đã thế gần sát vách nhà ông bà ngoại được ông bà chăm lo cho đủ thứ từ trông con, tới trông nhà, chồng em chẳng sướng rơn, mới thấm thía lời vợ nói”. Thực tế có rất nhiều người còn giữ lối suy nghĩ bảo thủ rằng đàn ông không sống trên đất nhà vợ, ở rể là “chó chui gầm chạn”.
Tuy nhiên, thực tế bố mẹ nào cũng thương con. Dù là nội hay ngoại cũng đều muốn những điều tốt nhất cho con cháu mình nên việc các chàng rể phân biệt nhà ngoại nhà nội rất dễ dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng. Thế nên muốn giữa hạnh phúc gia đình cả 2 bên đều phải vun vén những mối quan hệ chung, hướng tới 1 đại gia đình đoàn kết, hạnh phúc.