Đầu năm vừa rồi, ăn Tết xong bố mẹ chồng tôi tuyên bố mua đất xây nhà. Thú thực trong lòng tôi khá thắc mắc, nhà ông bà ở vẫn còn mới, kiên cố, rộng rãi sao vẫn nhất quyết phải mua đất xây thêm. Kết hôn xong, vợ chồng tôi đưa nhau lên thành phố làm ăn. Thời gian đầu cuộc sống khó khăn, tôi phải nhờ nhà đẻ giúp đỡ nhiều, bên nội tuy có kinh tế hơn nhưng mẹ chồng tôi sống tính toán. Bà toàn bảo:
“Bố mẹ già chưa yêu cầu các con báo hiếu thì thôi. Các con cũng đừng tạo thêm gánh nặng, đừng làm phiền thêm bố mẹ”. Điều khiến tôi mệt mỏi nhất là dù ở xa cả trăm cây số nhưng mẹ chồng vẫn thường xuyên chỉ đạo cuộc sống riêng của con dâu, con trai. Mỗi khi dưới quê có việc, dù lớn hay nhỏ bà đều gọi điện yêu cầu vợ chồng tôi phải về hoặc không thì gửi tiền để bà lo. Có khi chỉ đơn giản là có cô chú trong họ tân gia về nhà mới, hoặc một đám giỗ nhỏ làm vài mâm cơm, ông bà vẫn bắt con trai con dâu vượt cả trăm cây số về góp mặt, đóng tiền
Mỗi khi dưới quê có việc, dù lớn hay nhỏ bà đều gọi điện yêu cầu vợ chồng tôi phải về. (Ảnh minh họa). Chán hơn cả là chồng tôi sống không có lập trường, không chính kiến, trong cuộc sống anh hoàn toàn làm theo ý bố mẹ. Lần nào vợ góp ý, anh cũng gạt đi với lý do:“Mẹ anh trước nay chưa bao giờ nói sai điều gì. Em làm vợ anh, cũng phải học theo nếp sống nhà chồng. Đừng có động tí lại đòi làm theo ý mình”. Đặc biệt, ngay từ ngày mới cưới nhau, chồng tôi đã giao kèo lương của tôi dành lo chi tiêu sinh hoạt, thu nhập của anh sẽ dùng để tích lũy đầu tư. Với tôi, tài chính là của chung, vợ hay chồng giữ đều như nhau, miễn chung mục tiêu lo cho tổ ấm.
Thi thoảng tôi hỏi qua về khoản tích lũy dự phòng, nghe anh giải thích đã đổ vào kênh đầu tư này, kênh đầu tư kia đợi sinh lời, vậy là tôi yên tâm. Bởi trong việc làm ăn kinh tế, anh khá nhanh nhạy khiến tôi hoàn toàn tin tưởng. Đầu năm vừa rồi, ăn Tết xong bố mẹ chồng tôi tuyên bố mua đất xây nhà. Thú thực trong lòng tôi khá thắc mắc, nhà ông bà ở vẫn còn mới, kiên cố, rộng rãi sao vẫn nhất quyết phải mua đất xây thêm. Song chồng tôi giải thích: “Bố mẹ già rồi, cuối đời muốn được sống cảnh nhà rộng cửa cao là điều dễ hiểu.
Mình làm con không lo được cho bố mẹ, cũng nên ủng hộ, động viên ông bà”. Nhà xây xong, bố mẹ chồng gọi chúng tôi về tổ chức tiệc tân gia, làm 20 mâm, mời hết họ hàng người thân. Mặc dù ông bà nói đã thuê người ta làm cỗ nhưng tôi vẫn chủ động bắt xe đưa con về trước 2 hôm. Chồng tôi bận việc, đúng ngày mới về. Không ngờ vừa tới cổng, tôi đã nghe thấy bố mẹ chồng nói chuyện về chi phí làm nhà.
Trong đó, mẹ chồng rành mạch bảo: “Cả tiền mua đất và hoàn thiện nhà hết hơn 2 tỷ, tất cả đều là tiền của thằng Trung (tên chồng tôi) gửi tôi giữ hơn chục năm qua. Ông thấy tôi tính có đúng không? Thu nhập của nó, tôi giữ thành một khoản, mua đất xây nhà đứng tên mình, không liên quan tới vợ nó. Như thế giả sử sau này 2 đứa có không chung sống được với nhau nữa thì tiền của con mình vẫn là của con mình, không mất đi đâu được.
Vừa tới cổng, tôi đã nghe thấy bố mẹ chồng nói chuyện về chi phí làm nhà khiến tôi ngã khụy. (Ảnh minh họa).
Ông nhớ tuyệt đối không được để lộ cho con dâu biết. Cứ coi như nhà này là của tôi với ông. Mỗi lần con dâu về, nó phải giữ ý, không dám lộng hành trong nhà chồng. Nói chung tôi làm thế này coi như một mũi tên, trúng 2 đích”. Từng câu từng chữ của mẹ chồng khiến tôi “đứng hình” tại chỗ, chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng được, sau lưng mình, chồng và bố mẹ chồng lại liên kết tính kế đề phòng với tôi tới vậy.
Cay đắng tôi bắt xe quay trở lại thành phố nhưng chưa biết nên làm gì cho phải. Nếu ly hôn, tôi sẽ phải ra đường tay trắng. Trong khi 10 năm qua, tôi đã hi sinh tất cả công sức, của cải cho nhà chồng. Càng nghĩ, tôi càng thấy mình dại quá mọi người ạ.