Thông tin chi tiết vụ việc này như sau: Khoảng 9h30 ngày 9/5, sau khi ăn cháo gà đã nấu từ ngày hôm trước và uống lon nước ngọt trong tủ lạnh, bé Đ.T.T. (5 tuổi) và Đ.L.T.N. (9 tuổi) ngụ khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu có biểu hiện ngộ độc. Gia đình đã lập tức đưa cả hai bé tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cấp cứu nhưng tiếc rằng cà hai bé đã không qua khỏi. Hiện tại, cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng vụ việc này cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta về vấn đề an toàn thực phẩm.
Khi bảo quản đồ trong tủ lạnh, có 2 điều nhất định không được phép quên: – Bỏ ngay thói quen thực phẩm nào cũng tống hết vào tủ lạnh: Nào rau, thịt, sữa, trứng, đồ ăn thừa, cá…vân vân và mây mây thứ gì cứ cũng nhét vào tủ lạnh. Tủ chật kín gồm nhiều đồ tạp nham chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, nhiễm khuẩn chéo. Hãy nhớ rằng, tủ lạnh chỉ có công dụng làm chậm quá trình biến chất của thực phẩm nhờ cơ chế giảm độ ẩm và giảm nhiệt, từ đó hạn chế được (ở một mức nhất định) sự phát triển và sinh sôi của các vi sinh vật có hại, Nếu chúng ta cứ nhồi nhét quá nhiều loại cùng lúc, khí lạnh trong tủ sẽ khó lưu thông, dẫn tới độ lạnh không đảm bảo được, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Thậm chí, những thực phẩm trong tủ lạnh còn có thể bị nhiễm khuẩn chéo lẫn nhau, cực kỳ độc hại. – Trước khi ăn cần đun kĩ lại đồ ăn: Cần đun lại đồ ăn khi bỏ trong tủ lạnh ra. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe cơ thể mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ mỗi 2 thao nguyên tắc đơn giản vậy thôi: Lúc nhét vào thì tránh nhồi nhét, khi bỏ ra thì nhớ đun sôi. Chỉ vậy thôi sẽ hạn chế tối đa việc ngộ độc thực phẩm, mọi người hãy ghi nhớ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Theo đó, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại tuỳ vào tình trạng. Một là ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như: buồn nôn và nôn ngay có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C. Nặng hơn còn có thể dẫn đến thở nhanh, sâu, co giật… Còn ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng chúng không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh tật nguy hiểm khác.
Chỉ cần thấy dấu hiệu của ngộ độc, bệnh nhân cần uống nhiều nước, kích thích cổ họng để nôn được ra càng nhiều càng tốt. Sau đó đưa ngay tới cơ sở y tế. Ngộ độc thức phẩm là tình trạng rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng con người. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thống kê hơn 20 vụ ngộ độc thực phẩm chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2021. Trong đó có tới 531 người mắc và 3 trường hợp không qua khỏi. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu được xác định là do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%), thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%), và thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%)…
Đặc biệt là mùa hè như thế này, ngộ độc thực phẩm diễn ra càng nhiều.Cần đặc biệt lưu ý, những thực phẩm giàu đạm hay thức ăn có nguồn gốc từ động vật như trứng, sữa, hải sản, thịt, cá,… nếu không được nấu kỹ hoặc để lâu không bảo quản cẩn thận trong thời gian dài, nếu ăn vào người ăn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.