Dỗ con đúng là vấn đề nan giải của các gia đình nuôi trẻ nhỏ các mẹ ạ. Nhiều khi bé quấy khóc mà tìm đủ mọi cách bé không nín, dẫn tới stress í, mọi thói quen sinh hoạt của gia đình cũng vì thế mà đảo lộn luôn.
Nhưng dù vậy, việc dỗ dành con cũng phải đúng cách, vì nhiều khi vì chỉ làm mọi cách dỗ bé cho bằng được mà dẫn tới hậu quả khôn lường đấy.
Bé 9 tháng tuổi bị bãi não sau khi được bà nội dỗ dành bằng cách rung lắc. Ảnh: Internet
Như trường hợp một em bé trong câu chuyện mình vừa đọc, sau khi được bà dỗ dành, đã dẫn tới bại não, chuyện tưởng như đùa nhưng đúng là sai lầm này nhiều gia đình vẫn đang làm đấy ạ.
Em bé đáng thương nói trên mới 9 tháng tuổi, là con trai của chị Xiaoman (ở Trung Quốc). Sau 5 năm kết hôn, chị Xiaoman mới sinh em bé nên mẹ chồng đã đến chăm nom. Và suốt thời gian này, hầu như em bé đều được bà nội dỗ dành chăm sóc. Nhưng do bé trai hay quấy khóc, kể cả khi đói, khi buồn ngủ hay khi ngủ dậy bé đều khóc khiến chị Xiaoman rất đau đầu.
May mắn là bà nội có một mẹo nhỏ, đó là mỗi cháu trai khóc, bà lại ôm bé và lắc qua lắc lại, càng lắc mạnh thì bé càng cười, ngừng khóc hoặc thậm chí sẽ dịu đi.
Thế nhưng một hôm bỗng thấy cháu bắt đầu sốt cao và quấy khóc, càng đung đưa tay thì càng khó chịu. Nên gia đình đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. Sauk hi thăm khám, bác sĩ phát hiện bé trai này có vấn đề về não, thậm chí có thể nói cháu bé đã chuyển từ một đứa trẻ bình thường sang bại não. Lúc này cả gia đình không thể chấp nhận được.
Sau khi điều tra, bác sĩ mới biết nguyên nhân là do ngày bà nội bé đều làm hành động rung lắc để dỗ dành bé mà ra.
Vậy hành động rung lắc để dỗ trẻ như nhiều gia đình vẫn làm sẽ gây hại cho bé như thế nào?
Thứ nhất: Gây áp lực nội sọ tăng
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, toàn thân trẻ còn non mềm, da và xương phát triển chưa hoàn thiện đặc biệt là não bộ, thậm chí chúng ta có thể thấy rõ xương của trẻ chưa khép lại.
Vì vậy, điều này cũng có nghĩa là nhiều nơi của trẻ lúc này không thể dễ dàng chạm vào, đặc biệt là phần đầu.
Trong khi nhiều người lại thích đung đưa trẻ để dỗ trẻ bằng cách lắc lư để dỗ ngủ, thế nhưng khi chúng ta lắc, não của trẻ thực sự cũng đang rung theo.
Nhiều khi trẻ sẽ có cảm giác chóng mặt, nhưng thực tế, điều này cũng cho thấy trẻ não bị tăng áp lực nội sọ, vì dù sao thì bên trong não của trẻ cũng đang rung lên, áp suất bên trong tăng lên. Điều này có khả năng làm cho não của trẻ bị đau.
Thứ 2: Tổn thương các cơ quan não
Bại não thực chất là tổn thương các cơ quan não bộ. Bởi do trẻ còn quá nhỏ và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, nếu lúc này chúng ta vẫn thường làm gì đó với đầu của trẻ, chẳng hạn như lắc.
Khi đó các cơ quan trong não bộ của trẻ sẽ bị va đập nặng nề, lúc này sẽ gây tình trạng bại não cho trẻ. Nhiều người già luôn cảm thấy sức lực của mình không lớn, nhưng thực tế trẻ mới cảm nhận được sức lực của mình là rất lớn. Nó thậm chí đủ mạnh để làm hỏng các cơ quan trong đầu của trẻ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Không được rung lắc để dỗ dành, vậy cha mẹ nên làm gì nếu trẻ cứ quấy khóc?
+ Vỗ nhẹ vào lưng: Cha mẹ nên nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và được an ủi.
+ Nói chuyện nhẹ nhàng: Thực tế, ngay từ đầu đứa trẻ sẽ rất phụ thuộc vào mẹ, vì vậy điều chúng ta có thể làm là khi trẻ quấy khóc, điều trẻ cần nhất là ngửi cơ thể bạn và nghe giọng nói của bạn.
Vậy nên, lúc này chúng ta phải yên lặng thì trẻ mới cảm thấy an toàn, nếu bạn hoảng sợ vội vàng thì trẻ sẽ sợ hãi trước giọng điệu của bạn.
Nguồn: Tổng hợp