Dùng nồi nhôm nhưng nhiều người chưa biết cách sử dụng đúng để đảm bảo sức khỏe và nấu ăn ngon hơn bằng chúng.
Chắc hẳn mỗi gian bếp của gia đình ai cũng có một chiếc nồi nhôm hoặc chảo nhôm vì chúng bền và giữ nhiệt rất tốt. Dù được ưa chuộng trong nấu nướng, nhưng để nồi nhôm luôn bền bỉ để có thể sử dụng hoài thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Khi bạn sử dụng nồi nhôm sai cách không chỉ nấu ăn không ngon mà còn gây hại đến sức khoẻ.
Dùng vật kim loại sắc nhọn
Thông thường, bạn hay có thói quen dùng sạn bằng kim loại sắc nhọn để xào, chiên hoặc trở mặt thức ăn. Thế nhưng, điều đó chính là nguyên nhân làm hỏng lớp oxy hoá của nồi chảo hợp kim nhôm. Không những vậy, thức ăn nấu trong nồi bị trầy xước sẽ dễ tạo ra chất độc đe dọa đến sức khỏe của bạn khi phản ứng với nồi nhôm.
Nên lựa chọn các vật nấu ăn bằng gỗ, chịu nhiệt tốt.
Do đó, khi nấu đồ ăn với nồi nhôm thì nên lựa chọn các vật nấu ăn bằng gỗ, vật chịu nhiệt hoặc silicon để sử dụng khi chế biến thức ăn.
Nấu đồ ăn mặn, đồ chua trong nồi nhôm
Nhôm là kim loại tác dụng với kiềm và cả axit, nên nếu dùng nồi nhôm, vật dụng bằng nhôm nấu hay chứa đựng muối, đồ chua sẽ tạo ra phản ứng tạo ra chất không có lợi cho sức khoẻ.
Chất chua và mặn sẽ khiến nồi nhôm nhanh thủng.
Khi nấu nồi nhôm nếu có muối sẽ tạo ra phản ứng với lớp màng bảo vệ của nhôm (oxit nhôm) khiến cho nồi nhanh bị thủng. Oxit nhôm hoà tan vào thực phẩm khi đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Dùng miếng rửa chén nhám, hoặc giẻ rửa bát có kim loại để rửa nổi
Trên các sản phẩm nồi hoặc chảo nhôm thường được quét một lớp chống oxy hóa, chống trầy xước để nồi không bị phản ứng với những thức ăn được nấu trong nồi gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
Cọ rửa mạnh tay bằng miếng kim loại sẽ khiến nhôm mất lớp chống trầy, dễ bị oxy hóa.
Do đó, nếu sử dụng miếng rửa chén nhám hoặc giẻ rửa bát có kim loại, chúng sẽ dễ làm mất đi lớp chống trầy và lớp chống oxy hoá, ngoài ra còn làm chảo bị trầy nữa. Do đó, khăn hoặc cọ mềm, miếng rửa chén bọt biển sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho bạn để vệ sinh nồi, chảo nhôm.
Nếu như thức ăn dính nồi hoặc chảo quá nhiều, giải pháp cho bạn sẽ là một chút ít nước nóng ngâm vào trước khi rửa khoảng 30 phút, cặn thức ăn sẽ nhanh chóng bị mềm và bạn rửa sạch dễ dàng.
Chọn kích cỡ nồi hoặc chảo không phù hợp với bếp
Khi nấu nướng, nồi chảo nhôm có kích cỡ phù hợp, phần đáy phẳng và rộng sẽ giúp năng lượng truyền đi nhanh và thời gian nấu chín thức ăn sẽ được giảm lại, giảm hao phí năng lượng, tiết kiệm tiền điện, tiền ga.
Khi đặt nồi và chảo nhôm lên bếp, bạn lưu ý nên đặt cân bằng ở ngay chính giữa lò hoặc bếp để nhiệt lượng toả ra đều khi đun nấu, giúp thức ăn chín đều hơn.
Nấu với lửa lớn
Nấu nồi nhôm trên lửa lớn dễ làm cháy, bong lớp oxit nhôm.
Khi nồi nhôm nấu với lửa lớn dễ bị cháy, gây bong tróc lớp lớp màng bảo vệ (oxit nhôm) làm gia tăng hiện tượng ăn bị mòn, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể. Khi sử dụng nồi nhôm một thời gian nên thay bằng nồi mới.
Cách sử dụng nồi nhôm bền hơn
Nồi nhôm khi mới mua về bạn chỉ nên dùng nó để xào hoặc nấu thức ăn trước sẽ tốt hơn. Trước khi đặt nồi lên bếp bạn cần đảm bảo nồi phải được lau khô sạch sẽ và không bị ướt.
Bạn cũng không nên để nồi nhôm trên bếp quá lâu mà không có thức ăn hoặc là nước ở bên trong.
Sau khi đun, hấp thức ăn với nồi nhôm, bạn không nên đổ ngay nước lạnh vào để ngâm nồi vì điều đó sẽ dễ làm nồi nhôm bị biến dạng.
Nồi nhôm có tính dẫn nhiệt nên khi nấu bạn nên đun nhỏ lửa để tránh nguy cơ bị cháy thực phẩm.
Không nên dùng nồi nhôm để chứa bột mì vì nó sẽ tạo thành những vết đốm và rỗ trên mặt nồi trông rất mất thẩm mỹ.
Để giữ cho nồi nhôm luôn sáng bóng và không xỉn màu, bạn cho vỏ quả táo vào trong và đổ nước xâm xấp lên đun khoảng 15 phút là nồi sáng lại.
Nồi nhôm là một người trợ thủ đắc lực cho mẹ nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Do đó, hãy lưu lại ngay những lưu ý trên để sử dụng nồi nhôm đúng cách và tốt cho sức khoẻ của cả nhà bạn nha!