Con trai của Nguyễn Hải – nghệ sĩ chuyên đóng vai phản diện – từng bị bạn bè không cho ngồi chung, tr.êu ch.ọc là “con của t.ội ph.ạm”.
Nguyễn Hải hiện gây chú ý với vai thượng tá Trần Như Tuất – cán bộ biến chất, mưu mô, tư lợi – trong Bão ngầm, phim truyền hình dài 75 tập, phát sóng từ cuối tháng 2 đến nay. Tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đào Trung Hiếu, về hành trình điều tra đường dây m.a t.úy xuyên quốc gia.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều khán giả nhận xét nghệ sĩ Nguyễn Hải ghi dấu, diễn như không, khắc họa trọn vẹn nhân vật từ ánh mắt, điệu cười nhếch mép đến cử chỉ, lời nói.
Nghệ sĩ cho biết vận dụng kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với lực lượng công an và quan sát đời sống để hóa thân. Ngoài ra, ông đọc kỹ tác phẩm Bão ngầm của Đào Trung Hiếu để hiểu thêm cốt truyện, tính cách nhân vật thượng tá Tuất. “Tôi thường đóng các vai phản diện, vì vậy, tôi cố gắng chọn lọc những khía cạnh khác biệt để mang đến hình ảnh nhân vật mới lạ và chạm tới cảm xúc của khán giả”, Nguyễn Hải nói.
Nguyễn Hải trong phim “Bão ngầm”
Mang quân hàm đại tá ở đời thực, Nguyễn Hải gắn liền loạt vai t.ội ph.ạm trên màn ảnh.
Nghệ sĩ tốt nghiệp Đại học Mỏ – Địa chất năm 1980 nhưng bỏ nghề, chuyển sang học Sân khấu Điện ảnh (tốt nghiệp năm 1986). Sau đó, ông công tác tại Đoàn kịch nói Công an Nhân dân (nay là Nhà hát Công an Nhân dân) rồi gắn bó tới khi về hưu.
Thuở mới ra trường, Nguyễn Hải được phân một số vai chính diện nhưng không gây được ấn tượng. Nghệ sĩ tìm cơ hội với vai phản diện trong Ông không phải là bố tôi và ghi dấu ấn với vai Bùi Nhiêu trong kịch Quả báo của đạo diễn Lê Hùng.
Màn hóa thân xuất sắc của Nguyễn Hải gây chú ý với khán giả, giới chuyên môn, trong đó có đạo diễn Việt Bảo. Đạo diễn ngỏ lời mời nghệ sĩ đóng phim truyền hình Chuyện làng Nhô.
Ông hóa thân Trịnh Khả – giáo sư đại học bị kỷ luật rồi về quê sống. Tại đây, hắn kích động dân làng, thực hiện nhiều kế hoạch phi pháp để mưu lợi rồi cuối cùng nhận án tử hình. Nguyễn Hải khắc họa thành công nhân vật từ vẻ ngoài tri thức với áo sơ mi, kính cận đến những cái quắc mắt và nụ cười nửa miệng. Phim gây chú ý khi phát sóng năm 1998, cái tên Trịnh Khả được nhắc đến ở nhiều nơi.
Nguyễn Hải trong tạo hình nhân vật Trịnh Khả – “Chuyện làng Nhô”. Ảnh: VFC Nghệ sĩ sinh năm 1958, từng là Phó Trưởng Đoàn Kịch nói Công an Nhân dân. Ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.
Sau đó, Nguyễn Hải “đóng đinh” với các vai ác trên truyền hình. Hơn 30 năm làm nghề, nghệ sĩ tham gia 16 phim, đóng 15 nhân vật phản diện. Trong đó nổi bật với loạt vai giám đốc nhiều mưu kế, làm ăn phi pháp và độc ác trong Con nhện xanh, Bí mật của những cuộc đời, Chạy án, Ngôi biệt thự màu tro lạnh…
Nghệ sĩ cũng khiến người xem ớn lạnh khi đóng kẻ cầm đầu đường dây buôn bán tiền giả trong Cái ch.ết của con thiên nga hay Cấn – ông chủ của động Thiên Thai – trong Quỳnh búp bê.
Nguyễn Hải cho biết phần lớn nhân vật ông đóng là những kẻ x.ấu có trí tuệ, chức vụ. Họ dùng trí thông minh, khả năng quan sát để lên kế hoạch phạm tội nên mức độ nguy hiểm cao hơn. Vì vậy, ngoài nghiên cứu kịch bản, Nguyễn Hải đến những tụ điểm giang hồ, trại giam để gặp, tìm hiểu những trường hợp tương tự ngoài đời sống, lấy tư liệu vào vai. Nghệ sĩ còn học thêm về ngành luật, tâm lý học t.ội ph.ạm để phục vụ công việc.
Ông cũng đầu tư trang phục, tạo hình nhân vật. Khi đóng giám đốc trong Chạy án, bà xã đi may cho ông loạt sơ mi, vest hết hơn sáu triệu đồng, trong khi tiền cát-xê chỉ có chín triệu.
Nguyễn Hải trong “Quỳnh búp bê”
Không ít vai diễn ảnh hưởng đến đời sống của nghệ sĩ. Nguyễn Hải cho biết khoảng năm 1996, khi cùng đoàn về Kinh Môn, Hải Dương biểu diễn vở Quả báo, nghệ sĩ bị một số người chặn đường, ném gạch vì gh.ét nhân vật. Khi diễn vở này tại TP HCM, ông cũng bị nhóm người đuổi đ.ánh nhưng được công an bảo vệ.
Khi Chuyện làng Nhô lên sóng, mỗi lần ra đường, Nguyễn Hải thường bị chỉ trỏ, lườm nguýt. Gia đình nghệ sĩ ở quê nhà Nam Định cũng bị hàng xóm gi.èm ph.a, lên án khiến bố ông tức giận cấm cửa. “Bố tôi nhắn mọi người nếu có lên Hà Nội thì bảo nó đừng về quê nữa. Bao nhiêu vai tốt sao không đóng, lại đóng cái vai thằng m.ất d.ạy”, nghệ sĩ nói.
Con trai ông khi đó học lớp bốn, bị bạn bè không cho ngồi cùng bàn, chơi chung vì có bố là “t.ội ph.ạm”. Nghệ sĩ sau đó phải xin cho con vào học lớp khác. Đến bây giờ, thi thoảng vẫn có người gọi ông là “thằng Trịnh Khả”.
Sau phim Cái ch.ết của thiên nga (1999), có lần nghệ sĩ và vợ đi chợ, một phụ nữ nhìn thấy ông liền ôm chặt túi xách, tránh xa để đề phòng. Thấy vậy, Nguyễn Hải liền nói: “Em không x.ấu như trên phim đâu chị ơi”. Tuy nhiên, người đó vẫn lo lắng vì “Nhìn mặt ông kinh lắm!”.
Không chỉ khán giả, hai con của nghệ sĩ cũng sợ bố do ảnh hưởng từ nhân vật trong phim. Mỗi lần thấy Nguyễn Hải về nhà, cả hai liền nấp sau ghế. Khi bố kêu đi tắm, cho ăn thì ngồi cạnh, bảo gì làm nấy, không dám lên tiếng. Thấy vậy, nghệ sĩ dành thời gian trò chuyện, tâm sự để các con hiểu hơn. Ông nói: “Nhiều lúc cũng thấy cay đắng lắm, thậm chí tôi từng muốn bỏ nghề. Tuy nhiên, bây giờ nhìn lại, tôi cảm thấy bình thường. Chắc do tôi diễn chạm tới cảm xúc, khiến khán giả tưởng đó là thật nên mọi người mới có phản ứng như vậy”.
Nguyễn Hải trong “Cái ch.ết của thiên nga”
Nguyễn Hải thừa nhận có gương mặt góc cạnh, sinh ra để đóng vai phản diện. Có lần, ông được giao vai chính diện, phim đóng máy, đã trả cát-xê. Tuy nhiên, khi duyệt lần cuối, êkíp quyết định cắt vai vì trông mặt diễn viên quá ác. Không ít lần, nghệ sĩ hỏi đạo diễn sao không giao vai hiền lành, tử tế, thì nhận được câu trả lời “sợ làm hỏng mất cả bộ phim!”. Nguyễn Hải cười nói: “Ngoài đời, tôi tích cực làm việc thiện, cũng có nhiều điểm tốt, đáng yêu lắm đấy”.
Ở tuổi 64, nghệ sĩ tận hưởng cuộc sống bên vợ, các con và cháu. Nguyễn Hải nghỉ hưu cuối năm 2019 nhưng vẫn đóng phim, tham gia các chương trình nghệ thuật. Ngoài ra, ông kinh doanh, trợ giúp pháp lý cho những người có hoàn cảnh khó khăn…
NSƯT Nguyễn Hải – Chủ quán Thiên Thai trong Quỳnh búp bê: Bị “dằn mặt” giữa đường… vì gh.ét
Vì vậy, anh sẵn sàng chia sẻ mọi khúc mắc về nghề, hệ lụy của những vai ác trên màn ảnh và cả niềm tự hào khi được sống hết mình vì nghệ thuật.
Bị gh.ét, bị chửi vì nhân vật phản diện
Nhân vật Cấn của NSƯT Nguyễn Hải là một trong những vai phản diện vô cùng ấn tượng.
Anh có nghĩ gương mặt hơi nguy hiểm của mình chính là lý do được chọn vào vai ông Cấn?
Chị tế nhị nên nói “gương mặt tôi hơi nguy hiểm”, nhưng tôi bị chửi, bị gh.ét vì nhân vật phản diện nhiều lắm rồi. Trước đây, tôi có đôi lúc chạnh lòng nhưng đã quen với điều đó từ lâu. Với tôi, mình đóng vai phản diện thì bị gh.ét là điều bình thường. Điều đó cho thấy, tôi đã hoàn thành tốt vai diễn được giao và góp phần làm nên thành công cho bộ phim mình tham gia.
Tôi kể luôn chuyện vừa xảy ra trước lúc tôi đến đây gặp chị. Khi đứng ở cổng bệnh viện Thanh Nhàn, một chị đã nói với tôi “nhìn mặt ông, tôi chỉ muốn đấm cho phát”, tôi cười và đáp “chị là phụ nữ thì đ.ánh được ai”, chị ấy tủm tỉm quay đi. Tôi không chạnh lòng khi bị nói như vậy, vì tôi hiểu, họ nói thế là để thỏa nỗi lòng, đó là sự phán xét đối với nhân vật.
Anh từng chia sẻ, trước khi đảm nhận một nhân vật, anh sẽ đi thực tế để tìm chất liệu cho vai diễn. Tôi đang tò mò không hiểu anh tìm chất liệu cho vai Cấn như thế nào?
Nói thật, nhân vật trong phim khó tìm thấy ngoài đời lắm, nhưng nó vẫn rất gần gũi với cuộc sống. Vì vậy, muốn thể hiện tốt được, người diễn viên phải tìm chất liệu từ cuộc sống. Chất liệu từ chính trải nghiệm của bản thân và quan sát những người xung quanh. Chất liệu trong cuộc sống thì đầy rẫy, nhưng phải bỏ thời gian để tìm hiểu và đương nhiên cũng có những hệ lụy từ quá trình tìm chất liệu ấy.
Để đóng được vai Cấn, tôi cũng phải lân la tìm đến những nơi có chất liệu để thu thập thông tin. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm kiếm chất liệu cho vai diễn từ việc quan sát những người xung quanh. Không giấu gì chị, tôi cũng có cô em họ lâm vào cảnh buồn giống như Quỳnh búp bê, bị bán làm gái, nên cũng biết ít nhiều về ngón nghề của những người làm việc như ông Cấn.
Khi có được những chất liệu cần thiết rồi, tôi sẽ phân tích tính cách nhân vật thật kỹ. Trạng thái tâm lý nhân vật là điều tôi đặc biệt quan tâm khi nhận vai. Tôi luôn phân tích nhân vật trong từng tình huống cụ thể, ghi vào sổ và tìm đặc trưng cho từng nhân vật. Điều này giúp tôi thể hiện tốt các sắc diện tâm lý để nhân vật do mình thể hiện trở nên thật hơn.
Những thủ đoạn của bọn buôn người được NSƯT Nguyễn Hải thể hiện đầy chân thực trên màn ảnh qua lời kể của người em từng bị bán sang Trung Quốc.
Điều gì khiến anh lo lắng nhất khi đóng phim Quỳnh búp bê?
Nói thật, khi diễn với các bạn nữ, tôi sợ nhất cảnh đ.ánh đập, chỉ sợ mình quá tay. Mặc dù các cô gái nói, “bố cứ vô tư đi” nhưng quả thật thương lắm. Các diễn viên tham gia bộ phim này đều ở độ tuổi bằng con gái tôi. Con mình bị thương chút thôi đã thấy xót lắm rồi, nên rất thương các bạn ấy.
Nếu vai Cấn ở thang điểm 10 thì anh đáng giá diễn xuất của mình được bao nhiêu điểm?
Tôi tự đ.ánh giá diễn xuất của mình là 6,5 điểm.
Thế thôi sao? Khán giả gh.ét anh lắm, như anh vừa kể “có người muốn đấm vào mặt” vì gh.ét đấy thôi. Chẳng phải với một người đảm nhận vai phản diện, bị gh.ét, bị chửi đã là một thành công?
Quỳnh búp bê được quay theo kiểu vừa làm vừa sửa nên tư duy về nhân vật của tôi cũng chưa được đầy đủ. Tôi nhận thấy, ở một số phân cảnh, nếu giảm đi vài tông có thể sẽ hay hơn. Nhiều cảnh, nếu được làm lại sẽ tốt hơn, ví dụ như khi nhân vật Cảnh gí dao vào cổ ông Cấn. Nói thật, cảnh ấy phải quay lại mấy lần mới được. Ở cảnh đó, tôi ngã từ trên giường xuống và đầu đập xuống đất kêu cái kịch, đáng lý ra nên thu được âm thanh đó, nó sẽ thật hơn rất nhiều.
Bộ trang phục áo con hổ.
Khán giả phát hiện ra một tình tiết khá thú vị, trong bộ phim Chạy án anh mặc bộ đồ con hổ và ở Quỳnh búp bê anh cũng mặc một bộ tương tự. Hai bộ phim này cách nhau hơn 10 năm. Vậy, cho tôi hỏi, đó có phải là cùng một bộ trang phục?
Đó đúng là cùng một bộ. Tôi không quan tâm bộ đó được mặc bao nhiêu lần trên màn ảnh mà quan tâm đến việc nó có phù hợp với tính cách nhân vật, hoàn cảnh, bối cảnh hay không. Tôi cũng xin bật mí về bộ con hổ này một chút, đây là trang phục tôi tự thiết kế. Tôi thuê người vẽ họa tiết, tự đi chọn chất liệu vải. Thế nên, nó là bộ đồ duy nhất. Phục trang của tôi rất nhiều, từ ngày bắt đầu đóng phim đến giờ, phục trang ngốn của tôi tiền tỷ rồi.
Thèm đóng vai phản diện mặc áo công an
Các vai diễn của anh thường ác đến tận cùng, những người thân của anh có gặp khó vì điều này?
Trước đây, khi con còn nhỏ, việc tôi đảm nhận vai ác trên màn ảnh cũng ảnh hưởng đến con. Chúng x.ấu hổ với bạn bè, tránh gặp bố khi về nhà. Để khắc phục, tôi phải giải thích với các con, cho các con giao lưu với những người làm nghề, hướng các con yêu nghệ thuật. Theo thời gian, các con tôi cũng hiểu và nhận ra vấn đề. Bố tôi trước đây cũng vậy, ông từng phàn nàn, bao nhiêu vai không đóng toàn đóng vai x.ấu. Giờ thì khác rồi, nhiều nên thành quen.
Việc đóng vai phản diện đôi khi cũng ảnh hưởng đến tôi, ví dụ như hay quát to, đôi lúc gia trưởng. Các con tôi, nhiều lúc phải nhắc khéo bố. Tôi có đặc điểm, lâu thoát vai nên mới như vậy.
Anh nói khó thoát vai, thế đã bao giờ anh yêu bạn diễn chưa?
Ôi! Đời tôi chưa gặp phải tình huống như thế (cười). Tôi có thể yêu bạn diễn trong khoảnh khắc ấy thôi, ra khỏi phim trường là tôi quên hết. Tôi khó thoát vai là khó thoát khỏi tâm lý nhân vật chứ không liên quan đến cảm xúc cá nhân. Từ trước đến nay, tôi chỉ đóng vai phản diện và ở Việt Nam, vai phản diện chưa được xây dựng có chất lãng tử như phim của châu Âu, chất ngựa hoang của phim Mỹ hay lâm ly, bi đát như của Hàn Quốc. Hơn nữa, tôi là kiểu người khó yêu và khó được yêu.
Anh nói mình gia trưởng, vậy chắc làm vợ của anh không dễ?
Tôi là người không ra gì với cô ấy (cười lớn). Đàn ông có mấy người ra gì đâu (cười). Không ra gì là thế nào? Đầu tiên là vui đâu chầu đấy, bạn bè rủ rượu bia là đi luôn, bỏ cơm nhà. Hai nữa, nghĩ mình là chồng người ta mình có quyền to tiếng với vợ, quát vợ. Nhưng, tôi hay nói với vợ, anh hư nhưng không hỏng (cười).
NSƯT Nguyễn Hải được biết đến với những vai diễn ác đến tận cùng trên màn ảnh.
Là Đại tá công an nhưng anh lại thể hiện những nhân vật ác đến tận cùng trước máy quay. Điều này có làm khó anh không, sao anh có thể diễn ác xuất thần đến vậy?
Thật ra, tôi không có thời gian để xem hết những bộ phim mình đóng, nhưng tôi có nghe thông tin phản hồi. Như tôi đã nói, chất liệu từ cuộc sống rất nhiều, điều quan trọng là mình biết nắm bắt, biết đào sâu khai thác và biết phát triển nó lên. Việc là công an, là diễn viên với tôi là thế mạnh, nó giúp mình nhìn cuộc sống ở nhiều góc độ, có được sự đa dạng trong việc nhận định, đ.ánh giá, từ đó có thêm chất liệu để hoàn thành các vai diễn.
Tôi vốn dĩ là sinh viên trường mỏ. Tôi học mỏ từ năm 1975 – 1980, sau khi tốt nghiệp, tôi làm kỹ sư một thời gian nhưng rồi vì thích nghệ thuật nên chuyển sang trường Sân khấu Điện ảnh (1981- 1986). Năm 1991, tôi vào biên chế đoàn Kịch Công an Nhân dân. Năm 1993, tôi học văn bằng 2 ngành Luật. Năm 2010, tôi học Thạc sĩ tại trường Sân khấu Điện ảnh và bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2012.
Anh có muốn đóng một vai phản diện liên quan đến ngành công an?
Hình tượng công an tôi đã thể hiện trên sân khấu rồi, nói thật tôi đang thèm một vai phản diện mặc áo công an. Trong tiểu thuyết Bão ngầm của Đào Trung Hiếu, tôi mê ông Phó phòng cảnh sát. Đó là một người đàn ông hai mặt. Nhân vật có tâm lý phức tạp, đa sắc, đa diện. Nếu có phim đó, tôi sẽ đăng ký đóng vai Phó phòng cảnh sát Tuất.
Đang là một Đại tá công an nhưng “thèm một vai phản diện mặc áo công an”?
Tôi hiểu ý của chị, nhưng tôi không đồng thuận với cách nghĩ của nhà báo. Tôi làm thế không phải là nói x.ấu nghề. Tôi không đủ tư cách để được coi là đại diện, rồi dẫn đến việc làm x.ấu hình ảnh về người công an.
Chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, cái x.ấu và cái tốt ở ngành nào cũng có. Tôi yêu nghề công an của mình và yêu bao nhiêu thì càng muốn vạch trần những cái x.ấu, cái nguy hiểm bấy nhiêu. Tôi coi đó giống như bài học cảnh tỉnh cho tôi, cho bạn tôi, cho đồng nghiệp, cho đồng đội của tôi,… Vì yêu nên tôi muốn khắc họa nó cho mọi người thấy. Đó là cách tôi thể hiện tình yêu với ngành nghề của mình.
Trong thời gian vừa qua, có một số người làm công an vi phạm pháp luật, họ đã làm x.ấu đi hình ảnh của người công an trong mắt nhân dân, nhưng đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Chúng ta không thể thiếu công an được. Chị thấy đấy nếu một ngày không có công an giao thông thì chúng ta chẳng đi đâu được hết vì tắc đường. Làm công an thời bình khổ lắm, chuyện gì cũng đến tay…
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh gặt hái nhiều thành công!