Thắp nhang là nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt nhằm tri ân công đức tổ tiên. Đồng thời mong muốn hướng tới điều tốt đẹp, thanh tịnh, bề trên phù hộ bề dưới, người dưới kính trọng người trên.
Bởi thế, mọi người rất chú trọng tới việc làm thế nào để biết cách bốc bát hương và thờ cúng sao cho linh thiêng, được gia tiên, thần phật độ trì.
Làm sao biết bát nhang linh hay chưa là câu hỏi của rất nhiều gia chủ vì hiện nay không ít gia đình không biết vong linh của người thân của mình có thể ghé thăm nhà hay không mỗi dịp thờ cúng.
Việc này không thể suy xét bằng mắt thường và sự hiểu biết đơn giản của chúng ta nên cần nhờ tới các thầy cúng, cô đồng cao tay. Thực tế việc này đôi khi mơ hồ bởi chúng ta cũng chỉ biết dựa vào cảm nhận và niềm tin vào thầy cúng.
Sự thật là để tìm ra một thầy cúng cao tay, uy tín không phải là việc dễ dàng gì, đó là còn chưa kể đến việc ngày nay rất nhiều thầy cúng dựa vào sự thiếu hiểu biết của gia chủ để tìm cách trục lợi.
Thế nào là bát nhang linh?
Một bát nhang được xem là đã linh thì khi con cháu thắp hương cầu khấn, gọi tên người đã khuất thì người ấy sẽ trở về. Muốn đảm bảo điều này, gia chủ phải nhờ thầy cao tay kiểm tra xem có thỏa mãn điều kiện trên hay không.
Đôi khi thầy cúng không cần đến nơi kiểm tra trực tiếp, nếu khả năng của họ cho phép, họ có thể kiểm tra từ xa và thông báo lại cho gia chủ biết.
Những thầy cúng này có khả năng giao tiếp với người âm nên họ có thể mời người được thờ về. hoặc có thể hỏi lý do vì sao người này không về để gia chủ tìm cách hóa giải.
Ngoài ra, có một cách khác khi không tìm được thầy uy tín thì có thể nhờ trẻ con để kiểm tra:
Có thể bế một đứa trẻ vài tháng tuổi, còn ẵm ngửa là người nhà mình đến gần bàn thờ, nếu đứa bé đó vui vẻ, không tỏ ra sợ hãi gì thì xem như bàn thờ đó tốt, còn nếu bé khóc thét lên thì nên bỏ.
Khi không có trẻ nhỏ đang ẵm ngửa thì nhờ trẻ ít hơn 3 tuổi và bảo bé thắp hương, nếu bé không tỏ ra hoảng loạn hay khóc thét lên thì bát nhang đó được xem là tốt. Làm sao biết bát nhang linh hay chưa…
Thế nào là bát nhang không linh?
Theo quan niệm dân gian, những bát nhang được xem là không linh khi ta thắp hương cầu khấn, gọi tên người đã khuất thì người ấy không trở về hoặc dù có thành tâm cầu khấn cũng không linh ứng.
Một số cách nhận diện bát nhang không linh được đa số mọi người đang áp dụng như sau:
Quan sát những que nhang đang cháy trên bàn thờ nhà bạn, nếu chân nhang thường xuyên không cháy hết, hầu hết chúng chỉ cháy được một phần rồi bỗng dưng bị tắt thì gia chủ cần nhờ người xem xét lại.
Quan sát khói nhang khi thắp: Khi thắp nhang nếu khói hương tạo thành phương thẳng đứng hướng lên trên à tốt, ngược lại nếu nó hướng xuống hoặc không tỏa đi được là xấu.
Khi thấy hiện tượng bát hương bốc cháy chúng ta thường cho rằng đó là việc rất đáng ngại. Xảy ra hiện tượng này được cho là có 2 nguyên nhân:
+ Điềm hoá âm: tức là hương cháy từ trong ra rồi đổ ra xung quanh, việc này thường cho là có điềm báo về mồ mả, thờ cúng của gia chủ, nên xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng.
+ Điềm hoá dương: tức là hương cháy từ trên xuống, việc này thường cho là có vấn đề về nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. – Nếu bát hương có vết rạn cũng không đảm bảo tính linh, do đó gia chủ cần bốc lại bát hương mới ngay lập tức.
Nếu không phải vì lý do thời tiết hay ngoại cảnh nhưng đồ lễ đặt lên ban nhanh hư hỏng một cách bất thường, không có lý do thì có thể đó là điềm xấu, có thể có âm binh.
Hoặc nếu trong nhà có những người yếu vía thắp hương hay bị lạnh và đau đầu thì cũng cần xem xét lại.
Vì sao bát hương không linh?
Thường thì gia chủ không đủ khả năng để biết làm sao biết bát nhang linh hay chưa nhưng nếu luôn thể hiện thành tâm thờ cúng thì theo thời gian khoảng vài năm thì bát nhang cũng có thể linh.
Nguyên nhân khiến bát hương không linh bao gồm:
Dị hiệu rất quan trọng nếu quên bỏ vào trong bát hương thì không phát huy được tác dụng khi thờ cúng, việc này giống như nhà không có chủ vậy.
Ghi dị hiệu không chuẩn, không chính xác cũng là nguyên nhân khiến bát hương không được linh.
Do đó phải đảm bảo tính chính xác, không được ghi tên ai đó thay vì tên Thần linh trong bát hương thờ Thần. Ngoài ra, một dị hiệu ghi quá nhiều tên cũng không đúng.
Bị yểm âm binh: Thường các bát hương này do các thầy cô đồng có điện thờ bốc, có thể vì gia chủ không biết các thầy cô đồng này đã yểm âm binh vào bát hương hoặc có khi còn chôn bùa yểm âm binh dưới nền nhà, việc này ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng của gia chủ.
Cũng có cả một số nhà sư yểm âm binh vào bát hương. Các vị sư này tu Phật, nhưng nhà mình lại thờ các vị thần chủ khác. Hình thức này được xem là loạn tu, làm ảnh hưởng xấu đến thanh danh của chùa.
Khi bàn thờ bị yểm âm binh, chúng thường cậy thế điện mà gây cản trở cho người được thờ về bàn thờ. Có âm binh còn bắt Thần linh, Gia tiên lạy mình mới cho vào, nhẹ hơn thì bắt chia lộc lễ. Thần linh gia tiên không chấp nhận nên sẽ không về. Đó là lý do nhiều gia đình bao lâu nay thờ âm binh mà không biết.
Phải làm gì để bát hương linh?
Người bốc bát hương
Một bát nhang được xem là đã linh thì khi con cháu thắp hương cầu khấn, gọi tên người đã khuất thì người ấy sẽ trở về, do đó việc bốc bát hương không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.
Để đảm bảo việc bát hương gia đình bạn linh thì vai trò của người bốc bát hương cực kỳ quan trọng. Do đó, gia chủ cần phải kỹ lưỡng trong việc chọn ai là người sẽ bốc bát hương.
Tiêu chí để chọn người đó là:
Thầy cúng có chuyên môn, hiểu biết
Thầy mát tay, có tâm thiện
Thầy đó không thờ âm binh hay bùa ngải, chỉ tu theo chính đạo
Bạn cần lưu ý rằng những người được chọn bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên hay các bát hương cho bàn thờ thần tài, … nhất định phải có tâm thiện thì mới mang lại cát lành cho gia chủ nếu không hậu quả sẽ khôn lường.
Riêng bàn thờ Phật:
Nhà sư ở chùa bốc bát hương thờ Phật thì chỉ mời được Đức Phật về nhập tượng, nhà sư đó không phải là người tu hành bình thường, họ phải là người có công lực đạt hàm Kim Cương Bồ tát trở lên, thế nhưng số người có được công lực như thế không phải nhiều, do đó gia chủ cẩn thận kẻo trở thành nạn nhân của những đối tượng có mưu đồ trục lợi, có ý đồ xấu.
Trong bát hương có những gì?
Tờ giấy dị hiệu: Giấy dị hiệu là tờ hiệu viết họ của gia chủ và tên người được thờ: Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, thường khi mua về chúng đi kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống dọc ở giữa, không quá quan trọng đó là ngôn ngữ nào đều có thể điền vào chỗ trống ấy. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.
Thất Bảo: Bao gồm 7 bảo vật quý của nhân gian, khi tinh khí của đất trời được hội tụ thì hình thành nên những bảo vật quý của nhân gian và chúng khi kết hợp với nhau gọi là Thất Bảo: Hổ Phách, vàng, bạc, mã não, cẩm thạch hay ngọc phỷ thúy, san hô đỏ, ngọc trai.
Gạo vàng Thần Tài: Được làm từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành. Đây được xem làm chất dẫn kết hợp cùng với cốt thất bảo.
Tro nếp: Tro mang tính thổ tượng trưng cho nền móng, được gọi là vật phẩm cắm hương đại diện cho sự ca ngợi công lao của cha ông tựa như công lao của rơm và trấu để tạo nên “Ngọc của Trời”, còn cho thấy sự tôn trọng tưởng nhớ và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên những người đã khuất.
Bột ngũ vị hương: được làm từ các loại thảo dược thiên nhiên có mùi hương dễ chịu, có khả năng tẩy uế, tẩy mùi tốt. Giúp cho việc thờ cúng linh nghiệm hơn.
Sau khi chuẩn bị tất cả những thứ trên thì chúng được gói trong một tờ giấy để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.
Đặt bát hương lên bàn thờ
Việc trong nhà nên có mấy bàn thờ, bàn thờ gia tiên có mấy bát hương cũng được nhiều gia đình quan tâm và tìm hiểu trước khi thực hiện. Thông thường có 3 cấp bậc: thờ Phật rồi đến thờ Thần, sau đó đến bàn thờ gia tiên.
Theo đó, khi đặt bát hương lên bàn thờ, bát hương Thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Một số nơi có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn.
Còn về đồ lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch, việc đồ lễ ít hay nhiều không quan trọng bằng việc gia chủ có thành tâm hay không.
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ.
Suốt một tuần đầu nên thắp hương thường xuyên: Buổi sáng thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu, chuẩn bị một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Đừng quên thắp hương buổi tuối trước khi đi ngủ.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.
Làm sao biết bát nhang đã linh hay chưa, đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã tỏ tường. Mong rằng những chia sẻ này của Lịch Ngày Tốt hữu ích dành cho bạn!
Chia sẻ bài viết: