Xe máy từ khu vực ngoại thành tiến vào nội đô TP Hà Nội, đoạn trên tuyến đường Nguyễn Trãi –
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế đô thị TP Hà Nội” từ năm 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, TP đặt mục tiêu kinh tế đô thị đóng góp 85% GRDP TP vào năm 2025 và năm 2030 tỉ lệ đóng góp là 90%.
Để thực hiện phát triển kinh tế đô thị, 33 nhiệm vụ, dự án, đề án, chương trình ưu tiên thực hiện được TP đặt ra trong giai đoạn 2025-2030.
Đáng chú ý, Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan lập đề án “phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”.
Ngoài ra, đề án “thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” cũng được giao các đơn vị liên quan thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2030.
Sở Xây dựng có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025, trong đó chú trọng về nhà ở xã hội.
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị; triển khai hạ ngầm cáp điện, viễn thông trên 300 tuyến phố trong khu vực phố cũ, quản lý và chỉnh trang các nhà biệt thự theo danh mục…
Trước đó, Hà Nội đã nhiều lần đề cập đến việc cấm xe máy vào khu vực nội đô. Giới chuyên gia lo ngại tính khả thi của đề án, còn người dân cho rằng sẽ “không biết đi làm bằng phương tiện gì” nếu cấm xe máy.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải – cho biết Hà Nội chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết để cấm xe máy đi vào nội đô.
Ông Thủy nêu dẫn chứng, hiện nay hạ tầng giao thông còn yếu kém, đường sá còn hẹp, “đường 4 làn xe rộng 20-30m còn rất ít”.
“Đường sá hẹp như vậy, ô tô sao có thể vào được, nhưng xe máy thì có thể vào được những đường hẹp, đường nhánh để làm ăn. Hà Nội cấm xe máy sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc đi lại của người dân”, tiến sĩ Thủy nhận định.
Tiến sĩ Thủy giải thích: thực tế hiện nay hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người dân thủ đô. Mỗi ngày TP có khoảng 14 triệu lượt đi lại, nhưng giao thông công cộng mới chỉ phục vụ trên dưới 10% nhu cầu.
Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu, tức là phương tiện đi lại cho người dân chưa có, vậy nếu cấm xe máy – là phương tiện chiếm tới 70% lưu lượng – thì người dân đi lại, làm ăn bằng gì?
Ông lo ngại trong trường hợp TP cấm xe máy, khả năng người dân sẽ đổ xô đi mua ô tô, lúc đó nguy cơ ùn tắc giao thông nội đô có thể tăng gấp 3 – 4 lần so với hiện nay.
Hà Nội đề xuất cấm xe máy trong nội đô sau năm 2025: Sao không cấm ô tô?
TTO – Trước việc Hà Nội dự kiến cấm xe máy tại một số tuyến đường nội đô, giới chuyên gia lo ngại tính khả thi của đề án. Trong khi đó người dân cho rằng sẽ ‘không biết đi làm bằng phương tiện gì’ nếu cấm xe máy.
Ngày 9/11/2024 VnExpress đưa tin “Hà Nội cấm xe máy các quận 2030 theo kiểu ‘cắt cơm, tăng bánh’” nội dung chính như sau:
“Nên cấm và làm một cách quyết liệt để thay đổi thói quen và tạo dựng văn minh đô thị, nếu không làm và làm ‘từ từ” như tác giả nêu thì đến đời con, đời cháu chúng ta cũng khó mà thay đổi được.
Tôi ủng hộ phương án cấm xe máy từ năm 2030 và nếu có ‘từ từ’ thì phải làm ngay từ năm 2025 đối với khu vực trung tâm, và lan dần ra đến đường vành đai 3, đảm bảo đến năm 2030 sẽ cấm triệt để như đề án”.
Độc giả nickname nghida nêu quan điểm như trên, sau bài viết Băn khoăn Hà Nội ‘cấm xe máy các quận’.
“Cứ mỗi lần đi bộ trên vỉa hè len lỏi giữa những dãy xe máy và bị những xe máy sau lưng bấm còi đòi vượt thì tôi rất chán nản và thất vọng, đại đa số các đô thị văn minh hiện đại cũng rất ít xe máy.
Vậy nên hạn chế và tiến tới không dùng xe máy phải là bước đi đầu tiên để thủ đô trở nên văn minh lịch sự. Lúc đó, có thể cấp phép để lưu hành một lượng nhỏ xe máy phục vụ một số loại dịch vụ nào đó là đủ”, độc giả homthu1985 nói.
Vẫn bày tỏ băn khoăn, độc giả Truong Giang viết:
“Thực trạng xe máy quá nhiều, làm kẹt xe trầm trọng trong nội đô nên ra phương án cấm xe máy giống như một gia đình đông con bữa cơm, bọn trẻ ăn nhiều cơm quá nên ba mẹ nó ra lệnh cấm ăn cơm nhưng cấm ăn cơm rồi lấy cái gì thay thế bữa cơm đó thì chưa có phương án”.
Độc giả raphamedic gợi ý giải pháp:
“Hạn chế cắt bớt cơm theo bữa theo giờ theo ngày, hoặc ăn theo suất giảm cố định, tăng các khẩu phần thay thế như khoai mì ngô bánh.. khi quen mồm rồi thì cắt hẳn cơm: Cấm hẳn xe biển tỉnh, đổ xăng xe máy theo định mức, tiến dần đến cắt hẳn cung cấp xăng cho xe máy cá nhân, trừ xe đặc chủng cảnh sát…
Tôi nghĩ Hà Nội làm được. Vấn đề có quyết tâm hay không”.
“Bây giờ hoặc không bao giờ. Cứ làm thì sẽ được, chưa có đủ tàu điện thì tăng cường buýt điện. Hạn chế xe máy thì cũng phải hạn chế luôn ôtô. Dần di chuyển toàn bộ các bệnh viện tuyến đầu, các khu công nghiệp, các trường đại học ra khỏi thủ đô. Quyết tâm là sẽ làm được”.
UBND TP Hà Nội vừa gửi tới HĐND cùng cấp tờ trình về Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, những năm tới thành phố tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận.
Việc hạn chế hoạt động xe máy là một trong những nội dung của Nghị quyết 04 đã được HĐND TP thông qua năm 2017. Theo chính quyền thành phố, sau khi Nghị quyết này được thông qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng đề án về hoạt động của xe máy trên địa bàn thành phố, với định hướng nghiên cứu sau năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5.
Dự kiến sau năm 2030, thành phố dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng, và bên trong vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.