Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?

Nhiều người quan tâm rằng việc tỉa chân nhang nên thực hiện trước hay sau khi cúng Táo Quân, hãy cùng tìm hiểu.

Nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Táo Quân?

Bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang là việc mà các gia đình đều làm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ rằng nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Táo Quân mới chuẩn nhất.

Bởi vì thời gian này, ông Công ông Táo đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương. Ngược lại, cũng có người cho rằng, nên bao sái bàn thờ sạch sẽ, thơm tho, rút tỉa chân nhang gọn gàng xong mới cúng ông Công ông Táo thì hợp lý hơn.

Tuy nhiên, khu vực thờ cúng là nơi thờ cúng thần linh, gia tiên, bà cô ông mãnh trong nhà. Việc Táo quân “tạm thời” vắng nhà cũng không liên quan đến việc bao sái ban thờ.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?-1

Tùy thuộc vào văn hóa dân gian từng vùng miền trên đất nước việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực bàn thờ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cũng có những địa phương cho rằng hương cháy sẽ để lại tàn rơi xuống chân nhang nên nhà nào mà có bát hương vòng to “khủng”, bề thế, đẹp là có “lộc hương”. Do đó, chắc chắn nhà có bát hương như này là gia chủ có phước lớn, nhiều tài lộc, điềm báo của một sự may mắn, đầy đủ mà bề trên trao tặng.

Tuy nhiên, việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực thờ cúng nên được diễn ra thường xuyên chứ không nhất thiết phải đến ngày lễ. Riêng đối với dịp cuối năm, rút tỉa chân nhang nên được thực hiện sau nghi thức cúng ông Công ông Táo.

Thời gian trong năm định kỳ mỗi tháng vào mùng 1 và ngày Rằm có cúng thần linh, gia tiên thì bàn thờ đã được lau dọn trang nghiêm thanh tịnh rồi. Tỉa chân nhang là việc cần có thời gian, làm nhẹ nhàng chu đáo nên có thể thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, trước khi tỉa chân nhang phải tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng.

Dưới đây là các bước tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo 2024 đúng phong thủy nhất:

– Bước 1: Thắp 3 nén nhang, khấn xin gia thần và tiên tổ cho phép được rút tỉa chân nhang, chờ nhang cháy hết.

– Bước 2: Bắt đầu tỉa chân nhang bằng cách một tay giữ bát nhang, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang. Để lại 3 chân nhang trong bát nhang. Chân nhang rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

– Bước 3: Dùng khăn sạch lau xung quanh bát nhang. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát nhang thì mới lau các đồ thờ khác. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát nhang và đồ thờ.

– Bước 4: Mang chân nhang đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro hóa chân nhang vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?-2

Những lưu ý khi tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo

Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

Sắp xếp mâm hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng.

Sau đó thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh và tổ tiên cho gia chủ chuẩn bị bao sái ban thờ, tỉa chân nhang cho sạch sẽ… chuẩn bị đón Tết. Mong thần linh và tổ tiên tạm lánh để con cháu bao sái, lau dọn được sạch sẽ.

Văn khấn tùy thầy, tùy nhà mà có bài văn khấn phù hợp, nhưng có thể đọc theo cuốn Văn khấn nôm Việt Nam (một số người cẩn thận còn gieo đài âm dương, nếu được 1 âm 1 dương thì mới tiến hành bao sái), còn phần lớn chờ tuần hương cháy hết thì bắt đầu bao sái ban thờ.

Về nguyên tắc chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn… trên ban thờ. Riêng bát nhang, bài vị đã ổn định thì không nên xê dịch.

Nếu buộc phải dịch chuyển bát nhang thì tiến hành khấn xê dịch, sau khi tỉa xong phải lau chùi bát nhang và xin an vị lại bát nhang.

Nhà đẹp

Theo Giaitri.thoibaovhnt

Trước khi cho đậu vào chảo, nhớ làm thêm 1 bước để miếng đậu vàng giòn, không bắn dầu, không dính chảo

Khi rán đậu, bạn đừng bỏ đậu vào chảo ngay mà cần thêm 1 bước nhỏ để miếng đậu không vỡ nát, giòn rụm.

Đậu rán là món ăn dân dã vô cùng quen thuộc đối các gia đình. Việc rán đậu tương đối dễ nhưng nhiều người gặp tình trạng đậu bị vỡ, dính chảo hoặc bắn dầu trong khi rán. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần có những bí quyết nhỏ.

Chọn đậu phụ ngon

Khâu đầu tiên cần chú ý đó chính là chọn mua đậu phụ ngon. Đậu phụ là món rẻ tiền, có thể tìm mua ở bất cứ nơi đâu.

Khi mua đậu phụ, bạn cần chọn miếng đậu có màu trắng ngà. Miếng đậu phụ nhẹ, mềm mại. Đậu phụ chứa thạch cao thường sẽ nặng, chắc, hơi cứng.

meo-ran-dau-01

Miếng đậu phụ có thạch cao sẽ thấy mùi vôi hoặc không có mùi gì. Ngoài ra, đậu phụ có pha thạch cao sẽ có vị hơi chát.

Đậu phụ ngon sẽ có mùi thơm của đậu và có vị béo đặc trưng.

Ngâm đậu trong nước muối

Đậu mua về không vội rán ngay. Bạn nên ngâm đậu trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Nước muối sẽ làm giảm độ ẩm bên trong miếng đậu. Khi đó, miếng đậu rán lên sẽ vàng giòn hơn.

Trụng đậu qua nước sôi

Một cách khác để đậu giòn và không bị vỡ khi rán là trụng đậu qua nước sôi khoảng 20 giây. Nhiệt độ cao của nước giúp đậu không bị mềm nhũn mà vẫn có độ ẩm nhất định ở bên trong.

Thấm khô miếng đậu

meo-ran-dau-02

Sau khi ngâm nước muối hoặc trụng nước sôi, bạn cần vớt miếng đậu ra và đặt lên khắn giấy hoặc khăn xô để thấm khô nước. Như vậy khi rán miếng đậu sẽ giòn và không bị bắn dầu.

Đảm bảo chảo sạch

Khi chiên rán bất cứ thứ gì, bạn cần phải đảm bảo chảo thật sạch sẽ. Tốt nhất nên để riêng một chiếc chảo dùng để chiên rán, không nên sử dụng chung với các loại chảo để xào nấu đồ mặn khác.

Chảo sạch sẽ có khả năng chống dính tốt hơn, không làm miếng đậu bị nát.

Xát gừng vào chảo

Để chống dính cho chảo, bạn có thể dùng gừng. Trước khi cho dầu vào chảo, bạn hãy lấy một lát gừng sống chà đều vào đáy và thành chảo.

Rán bằng mỡ lợn

meo-ran-dau-03

Dùng mỡ lợn sẽ giúp đậu phụ rán ngon và thơm hơn. Khi rán ở nhiệt độ cao, mỡ sẽ không bị oxy hóa như dầu và tránh được tình trạng bị khét.

Để đậu vàng giòn, nở phồng, bạn hãy cho một lượng mỡ vừa đủ để ngập 2/3 miếng đậu. Như vậy đậu sẽ nhanh vàng và căng phồng, bên ngoài giòn mà bên trong vẫn giữ được độ ẩm. Mỡ nóng bao quanh miếng đậu sẽ khiến phần bên ngoài đậu nhanh chóng se lại và ngăn tình trạng ngấm mỡ vào bên trong.

Không lật sớm

Khi rán đậu, bạn không nên lật đậu quá sớm. Hãy chờ cho miếng đậu vàng giòn một mặt rồi mới lật miếng đậu để rán tiếp mặt còn lại.

Nhiệt độ khi rán đậu

meo-ran-dau-04

Sau khi cho dầu/mỡ vào chảo, bạn hãy cho đầu đũa vào để kiểm tra. Nếu thấy đầu đũa sủi bọt lăm tăm là được. Bắt đầu xếp đậu vào chảo. Không nên xếp đậu quá dày, cần chừa ra khoảng cách để miếng đậu nở và không bị dính vào nhau. Hạ nhỏ lửa để đậu không bị cháy. Đậu vàng giòn các mặt là có thể gắp ra.