GS.Võ Tòng Xuân: “Chỉ có những người rảnh rỗi, không có việc làm mới mong nghỉ Tết dài lê thê”

“Mấy đứa con tôi nói: Ba muốn làm gì ba làm!”

Chào GS Võ Tòng Xuân, gần 12 năm trước, Giáo sư đã từng có đề xuất về việc gộp Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán, Tết Ta) vào Tết Dương lịch (Tết Tây) và Việt Nam chỉ đón Tết Dương lịch như các nước trên thế giới. Vậy hiện nay, Giáo sư có thay đổi quan điểm này không?

– Không! Đó mãi là ý nghĩ xuyên suốt cuộc đời tôi. Hiện tôi đã thấy được những tín hiệu tích cực báo hiệu cho sự thay đổi này. Đó là những hoạt động trong ngày Tết Dương lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như đếm ngược đồng hồ đợi khoảnh khắc giáp canh, hay việc lãnh đạo Nhà nước có thông điệp đầu năm mới… được tổ chức không thua kém nước ngoài. Tức là, mình đã tổ chức đón mừng năm mới như các nước trên thế giới.

Tôi nghĩ, từ từ rồi chúng ta cũng sẽ chuyển sang ăn Tết cùng ngày với thế giới mà thôi. Đó là khi kinh tế và nhu cầu việc làm tăng cao, mọi người cùng bận rộn thì sẽ thấy được việc ăn 2 cái Tết như hiện nay là quá lãng phí thời gian và tốn kém tiền của. Như Nhật Bản và Singapore chỉ ăn 3 ngày Tết Dương lịch là 3 ngày Tết chính, ngoài ra cũng chỉ nghỉ thêm 3 ngày Tết Âm lịch chứ không kéo dài 2-3 tuần như ở nước ta.

Bạn bè và người thân, gia đình của GS có đồng tình với đề xuất này không?

– Cũng có nhiều người tuy không nói ra nhưng biểu hiện thì tôi cũng biết là không đồng ý, nhất là bà con ở quê, người lớn tuổi. Còn riêng gia đình tôi, nhất là mấy đứa con thì không quan tâm lắm, “ba muốn làm gì ba làm”. Những người thân còn lại cũng không ý kiến gì. Hiện tại, gia đình tôi vẫn ăn Tết một cách bình thường. Dù đưa ra đề xuất dồn 2 cái Tết lại thì gọn hơn nhưng chưa ai làm thì mình vẫn phải ăn Tết theo kiểu cũ thôi.

Vậy không biết gia đình GS đã tổ chức đón Tết năm nay như thế nào?

– Hiện tại, tôi vẫn làm việc bình thường. Đến 28 tháng Chạp này tôi vẫn đang công tác tại Lào. Nhà tôi chỉ dành đúng 3 ngày để ăn Tết. Trong đó, mồng một tôi dự tính sẽ đi chúc các lãnh đạo ở Cần Thơ, chiều trực ở trường. Mồng 2 ở nhà chờ con cháu về thăm. Mồng 3 thì có thể sẽ về quê ở An Giang để tham dự cúng giỗ sinh thần của các bác.

Mùng 4 tôi sẽ quay lại làm việc bình thường thôi.

Tôi không có thì giờ để tranh luận với những người có ý định muốn nghỉ Tết nhiều

Theo những tâm niệm trên của Giáo sư thì việc bỏ Tết cổ truyền sẽ mang lại những lợi ích gì cho xã hội?

– Tất nhiên là nếu một người nghỉ ngơi ít hơn, làm việc nhiều hơn thì năng suất lao động cũng sẽ tăng lên, kéo theo đó là sự phát triển. Ví dụ như những người làm nghề buôn bán. Với họ, dịp Tết là một dịp để tăng thêm thu nhập bản thân.

Ngoài ra, tránh nghỉ ngơi quá đà còn có thể tránh được nhiều “vấn nạn” xảy ra trong dịp Tết như là tai nạn xe cộ, rượu chè, cờ bạc quá độ. Cái gì nó quá độ cũng không tốt, không nên, tạo ra tiền lệ xấu.

Chúng ta còn không đánh mất cơ hội đến ngay trong khi chúng ta đang nghỉ Tết, vì hầu hết các nước trên thế giới vẫn làm việc vào dịp Tết Âm lịch.

Đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày để nhận diện: Chuyên gia và người dân nói gì?

Bộ GTVT đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, với nhiều đề xuất liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy. Trong đó, đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện khi tham gia giao thông kể cả vào ban ngày theo công ước viên năm 1968 về báo hiệu đường bộ trong đó Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên đề xuất này đang vấp phải những ý kiến trái chiều do điều kiện thực tế về khí hậu tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Pháp luật Online

Ảnh minh họa: Pháp luật Online

Hàng ngày, anh Nguyễn Trí Dũng trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) phải di chuyển hơn 10km từ nhà đến nơi làm việc.

Với tần suất di chuyển như vậy, hơn ai hết anh Dũng hiểu được tác hại của việc bật đèn khi tham gia giao thông. Theo anh Dũng bật đèn ban ngày không chỉ ảnh hưởng đến mắt của người đối diện mà còn làm tăng nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu.

“Ở Việt Nam, việc bật đèn ban ngày là không cần thiết vì chúng ta nắng quanh năm mà trời lại sáng thì tôi nghĩ việc bật đèn sẽ không có tác dụng vì ban ngày trời sáng tự nhiên lại đi bật đèn thế có ảnh hưởng đến môi trường hay không?

Có lẽ chỉ những ngày mưa bão, trời xầm xì tối thì mới bật đèn nhưng nó không xảy ra thường xuyên và người dân có thể tự ý thức được các trường hợp đó. Với lượng xe máy như ở Việt Nam, những thành phố đông như Hà Nội và TP. HCM sẽ ảnh hưởng phần nào”, Nguyễn Trí Dũng chia sẻ.

Trong thực tế, khi tham gia giao thông, nhiều người bật đèn pha đã gây chói mắt cho các phương tiện đi ngược chiều, còn với xe đi trước lại bị gương chiếu hậu dọi vào và không thể nhìn thấy đường.

Ở Việt Nam, các xe lưu thông nối đuôi nhau với tốc độ thấp nên không cần thiết phải sử dụng đèn chiếu gần như một công cụ để nhận biết phương tiện, trong khi đó, sự nhầm lẫn trong khi sử dụng đèn chiếu gần và chiếu xa của xe cũng dẫn đến sự khó chịu cho nhiều người tham gia giao thông.
Ảnh minh hoạ: VOV

Ảnh minh hoạ: VOV

Nhiều dân cho biết, với lượng phương tiện như ở nước ta, cùng với tình trạng thương xuyên tắc đường, việc bật đèn xe cả vào ban ngày sẽ gây ra nguồn nhiệt rất lớn từ hàng ngàn bóng đèn tỏa ra. Đó là chưa kể lượng nhiên liệu sẽ tiêu hao và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đèn sẽ làm tăng chi phí hàng ngày của người dân.

Một số người dân cho ý kiến:

“Đi đường đèn phản xạ vào mắt tất nhiên là khó chịu rồi nhìn rất chói. Các nước có sương mù thì mới cần bật đèn ban ngày chứ như mình bật đèn ban ngày chẳng được cái gì cả”.

“Nếu đi xe mà bật đèn ban ngày sẽ chiếu vào người khác rất khó chịu. Mình lái xe nhiều, bật đèn ban ngày sẽ tốn rất nhiều điện ở ắc quy”.

“Tôi không ủng hộ việc đấy, thời tiết ở Việt Nam nắng thế này mà bật đèn lên chẳng ý nghĩa gì cả, có quá đủ ánh sáng để tham gia giao thông rồi cần gì phải đèn”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng tình với đề xuất bật đèn xe máy vào ban ngày khi lưu thông của Bộ GTVT. Vì khi đi trong đường hầm, trong ngõ, đường khuất với nhiều khúc cua, người tham gia giao thông sẽ nhìn vào đèn xe để nhận biết phương tiện đối diện, từ đó tránh được việc phải bấm còi xe, gây ô nhiễm tiếng ồn.

Anh Hải Đăng, trú tại Đống Đa cho biết: “Tôi đồng tình với đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày vì khi vào trong ngõ, khúc cua đỡ phải bấm còi, người đối diện thấy ánh đèn của mình sẽ chú ý hơn, kể cả khi sang đường người đi bộ sẽ né tránh mình được tốt hơn”.
Ảnh minh hoạ: Người lao động

Ảnh minh hoạ: Người lao động

Sau gần 3 năm, quy định xe máy phải bật đèn nhận diện khi tham gia giao thông lại được tái đề xuất, dù trước đó đã gây ra những phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Hiện nay, xe máy đang là phương tiện di chuyển chính của người dân, và chiếm 86% lượng phương tiện tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia việc hạn chế tai nạn giao thông đến từ nhiều yếu tố như không tuân thủ phần đường, làn đường, tốc độ tham gia giao thông, ý thức người điều khiển phương tiện… Chứ không phải bật đèn nhận diện cả ngày chỉ để mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong tường hợp cần thiết phải bật đèn nhận diện, thì phải có quy chuẩn rõ ràng, tránh trường hợp nhầm lẫn giữa đèn nhận diện và đèn chiếu sáng phía trước.

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho biết: “Chúng ta còn đang nhầm lẫn giữ đèn nhận diện ban ngày và đèn chiếu sáng phía trước. Đèn nhận diện ban ngày thông thường công suất từ 400-1200CP. Và khi dùng đèn nhận diện thì năng lượng chi phí cho đèn không nhiều, cũng không ảnh hưởng đến môi trường và không gây chói mắt”.

Được biết, đa số các quốc gia ở châu Âu đều đang áp dụng bật đèn xe ban ngày để tham gia giao thông. Bởi họ nhận thấy, hệ thống đường cao tốc mà các phương tiện được chạy với tốc độ rất cao, các xe sẽ dễ phát hiện ra nhau từ rất xa nếu bật đèn ban ngày. Cũng chính vì lẽ đó, hầu hết các phương tiện trong đó có mô tô và xe máy đều mặc định sử dụng đèn ban ngày mà không có công tắc tắt. Giải pháp bật đèn trong khi di chuyển cũng được áp dụng đối với toàn bộ khu vực Bắc Mỹ.

Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về giao thông vào năm 2014 và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công ước Quốc tế, trong đó quy định: “Vào ban ngày, xe gắn máy lưu thông trên đường phải bật ít nhất một đèn chiếu sáng phía trước và một đèn đỏ ở sau”.

Chính vì vậy, nội dung trong dự thảo hiện nay thể hiện sự nhất quán của Việt Nam với Công ước quốc tế về giao thông mà chúng ta đã tham gia cam kết thực hiện. Công ước này đang được phần lớn các quốc gia trên thế giới tham gia và thực hiện.

Trong khu vực Asean, chỉ còn 3 nước là Lào, Campuchia và Việt Nam là chưa thực hiện quy định về đèn nhận diện ban ngày của xe máy. Tất cả các quốc gia khác trong ASEAN đều đã thể chế hóa thành quy định pháp luật và đã thực hiện việc bật đèn nhận diện từ trước đây rất lâu./.