Đến tuổi trung niên mới biết anh chị em ruột không bao giờ là người một nhà: Đau mà thật.

Cha mẹ luôn dạy các con phải biết yêu thương nhau nhưng khi mỗi đứa con trưởng thành, khôn lớn và lập gia đình, mối thâm tình này sẽ dần lỏng lẻo.

“Anh em như tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”

hay

“Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.”

là những câu ca dao, tục ngữ nhắc nhở những đứa con trong gia đình là anh em ruột rà với nhau phải biết thương yêu và đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh.1

hình ảnh

Ảnh minh họa
Nhắc đến hai chữ anh em là nhắc đến ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau lớn khôn từ những ngày thơ ấu đến khi trưởng thành như những anh chị em trong cùng một nhà. Tuy nhiên, sự bền chặt của tình cảm anh em lại không dài theo năm tháng đời người cũng không thể cùng nhau đi qua mọi thăng trầm như những gì bố mẹ vẫn luôn mong cầu.

Theo tuổi tác và trải nghiệm trưởng thành, những đứa con trong gia đình dần nhận ra rằng mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một nhà không phải lúc nào cũng trọn vẹn đến cùng.

Tuy cùng một mẹ sinh ra, lớn lên dưới một mái nhà nhưng khi đến tuổi trung niên, thật chua chát khi nhiều người nhận ra rằng anh chị em không phải người một nhà. Tất cả bởi vì bản chất con người quá thực tế.
1. Sự khác biệt  của mỗi cá nhân dẫn đến khác biệt về thái độ sống
Có câu  “Anh em một lòng, hóa nguy thành may”,  nhưng thực tế cho thấy hầu hết anh chị em rất khó tìm được tiếng nói chung. Đơn giản vì mỗi người con trong gia đình mang một cá tính khác nhau, sở thích khác nhau và quan niệm sống không như nhau.

Cũng như ngoài xã hội, dù được nuôi dưỡng chung trong cùng một bầu khí gia đình nhưng mỗi đứa con lại là những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn hoặc thậm chí là đối lập hoàn toàn giữa mỗi đứa con với nhau. Cha mẹ nuôi con sẽ dễ dàng nhận ra, chỉ riêng trong việc ăn uống, đứa thì thích ăn cá, đứa khác lại thích ăn thịt; đứa không ăn hành, đứa nữa không có hành nhất định không chịu ăn.

Thậm chí không đơn thuần chỉ là khác biệt của mỗi cá nhân mà khác biệt đó trong mỗi đứa con lại đôi khi dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Các con có khi sẽ gây gổ với nhau vì sự đối nghịch đó và cần cha mẹ phải trở thành trọng tài phân xử đúng sai.

Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.

Xét cho cùng, không chung thái độ sống rất khó hòa hợp và trong bất kỳ một mối quan hệ nào dù tốt đến đâu cũng sẽ bị thời gian làm tan loãng.
2. Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau
Hoàn cảnh gia đình khác nhau tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu theo đuổi khác nhau.

Thử nhìn vào những gia đình con một mà xem! Những đứa con một có thể dễ dàng dựa vào tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống và hoàn thành mục tiêu của cuộc đời mình. Nhưng những đứa con trong gia đình có nhiều anh chị em lại khác. Chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà phải tự dựa vào chính mình hoặc dựa vào anh chị em. Hoàn cảnh sống này dẫn đến quỹ đạo khác biệt trong cuộc đời mỗi người.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Anh chị em cùng nhau lớn lên nhưng đến lúc đủ lông đủ cánh, mỗi người sẽ phải tự bay đi đến vùng đất mình muốn đến. Ở mỗi nơi với mỗi mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau sẽ hình thành nên những quỹ đạo cuộc đời khác nhau. Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển. Cứ như vậy, anh em qua trải nghiệm sống khác nhau sẽ dần có khoảng cách và đến một lúc nào đó sẽ nhận ra không còn gắn kết với nhau nữa.

Nếu đầu mối kết nối những sợi dây tình thâm là cha mẹ mất đi, tình cảm anh em sẽ càng nhạt dần theo thời gian.
3. Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng
Đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng và toan tính riêng để vun vén cho gia đình nhỏ của mình, anh em trong gia đình sẽ dần nảy sinh mâu thuẫn.

Khi còn nhỏ, anh em cãi nhau vì ai cũng mong được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên, vì lợi ích kinh tế, anh em có thể xung đột nhau bởi đều muốn cha mẹ để dành cho mình phần hơn trong số tài sản kế thừa.

Đối mặt với lợi ích riêng, ai cũng trở nên ích kỷ và dần nhận ra một sự thật phũ phàng rằng vì nó mà tình nghĩa anh chị em có thể sứt mẻ. Một khi sự phân chia của cha mẹ không đồng đều khi các con đã ở tuổi trưởng thành, sự mâu thuẫn không chỉ dẫn đến xung đột mà thậm chí có thể là chuyện sống còn nếu một trong số những anh chị em để cho lòng tham và sự đố kỵ xâm chiếm toàn bộ lý trí. Đã có rất nhiều gia đình phải đau đớn vì bi kịch phân chia đất đai, tài sản bởi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia.

Suy cho cùng, đã là con người, ai cũng ích kỷ. Ai cũng mang những toan tính nhỏ nhặt của riêng mình, ngay cả cha mẹ trước mặt mỗi đứa con cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là khi nhắc đến vấn đề phân chia gắn liền với lợi ích, tình thân ruột thịt có thể trở nên bằng không.

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, là cha mẹ ai cũng dự cảm được xung đột lợi ích trong tương lai nên ngay từ khi các con còn nhỏ đã luôn nhắc nhở. Tuy nhiên, thật khó để nói trước được điều gì xảy ra trong tương lai nhất là khi trong mỗi đứa con luôn tồn tại một bản ngã khác biệt.

Tất nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn từ thực tế bởi không phải gia đình nào con cái trưởng thành từ chỗ anh chị em cũng trở nên người xa lạ. Ngược lại, có những gia đình bố mẹ mất, anh em càng cố gắng nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau qua những thử thách cuộc đời. Họ vẫn luôn tự hào là những anh chị em được sinh ra dưới cùng một mái nhà, được lớn lên cùng nhau và được gọi chung một người là mẹ, là cha.

Là cha mẹ và cũng là những người con trong gia đình, các phụ huynh nghĩ gì về điều này?

Cách trồng rau mùi tại nhà không cần đất đơn giản ai cũng làm được

Bạn có muốn trồng rau xanh tại nhà nhưng không có đất không? Trong trường hợp này, hãy lưu ý ý tưởng này. Thoạt nghe có vẻ nghịch lý nhưng cách trồng đơn giản, rõ ràng và hiệu quả đến mức thu hút ngay lập tức.

Vì vậy, để rau mùi nảy mầm, bạn cần mua hạt giống rau mùi tốt. Để nảy mầm tốt hơn trong cối, bạn cần chia hạt làm đôi. Chỉ một nửa thôi, không hơn. Đừng bao giờ nghiền hạt thành bụi như một loại gia vị.

Chuẩn bị một số loại thùng chứa vừa vặn với rổ. Đổ đầy nước lọc sạch. Để hỗ trợ hạt nảy mầm và nảy mầm tốt hơn, bạn có thể thêm trực tiếp nửa thìa cà phê phân khoáng vào nước.

Đặt rổ lên trên sao cho đáy chạm nhẹ vào nước. Chỉ rắc ngay 1/3 số hạt đã cắt nhỏ, sau đó thêm phần còn lại sau mỗi 5 – 7 ngày. Điều này sẽ kéo dài sự phát triển của cây xanh và bạn sẽ có một vụ thu hoạch lớn trong thời gian dài vì những hạt giống được gieo sau sẽ cho thu hoạch sau những hạt nảy mầm trước.

Giữ cho hạt giống của bạn luôn ẩm. Để làm điều này, bên trên chúng, bạn có thể đặt một chiếc khăn ăn ngâm trong nước và định kỳ xịt nó từ chai xịt. Khi mầm non xuất hiện, khăn ăn có thể được gỡ bỏ. Giữ hạt ở nơi ấm áp, nhiều ánh sáng, không có ánh nắng trực tiếp.

Trong 40 ngày chăm sóc bạn cần làm:

Nước bón phân cần được thay mới sau mỗi 15 ngày. Tổng cộng, bạn sẽ làm điều này 3-4 lần, tùy thuộc vào số lần bạn thu hoạch rau mùi tươi tại nhà!