Khi có biển báo này, đậu ôtô phải có nửa thân xe trên vỉa hè: Ai không biết đậu cả xe dưới lòng đường là dính phạt nặng

Ở những nơi có gắn biển báo hiệu I.408a, ôtô phải đậu xe sao cho các bánh phía bên ghế phụ nằm trên vỉa hè.

Khi có biển báo này, đậu ôtô phải có nửa thân xe trên vỉa hè

Biển báo hướng dẫn đậu xe ở đường Hoàng Việt, TP Vũng Tàu. Ảnh: Thành An
Hiện nay, do tình hình giao thông đông đúc, nhiều lúc xe ôtô muốn đậu lấn lên vỉa hè để gọn gàng, nhưng điều này là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, ở những nơi có cắm biển báo I.408a, xe ôtô có thể đậu một phần thân xe trên vỉa hè.

Thường đi qua đoạn đường Hoàng Việt, TP Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Vàng (người dân ngụ ở phường Thắng Nhì) nhận định, việc cho phép đậu xe một phần trên vỉa hè ở đoạn đường này khá phù hợp, khi mặt đường không rộng và có nhiều đoạn quanh co.

“Tuy nhiên tôi chưa rõ là có thể đậu xe như bình thường được không, hay bắt buộc phải đậu bánh bên phụ trên vỉa hè”, ông Vàng thắc mắc.

Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự Công an TP Vũng Tàu (CSGT-TT) cho biết, một số nơi trên địa bàn đã cắm biển báo hiệu I.408a theo quy chuẩn kỹ thuật về báo hiệu đường bộ; thường là những nơi có vỉa hè rộng, nên giúp tài xế có không gian thêm để đậu xe, giảm thiểu diện tích chiếm dụng lòng đường, giảm gây cản trở giao thông.

Theo Đội CSGT-TT, biển báo giao thông I.408a thuộc loại biển báo chỉ dẫn có hình chữ nhật, hình màu trắng trên nền xanh, là loại biển báo nhằm hướng dẫn cho người tham gia giao thông về nơi đậu xe, trạm dừng, lối rẽ, hướng đi…. Do vậy, người dân phải tuân thủ theo hướng dẫn, là đậu nửa xe trên vỉa hè ở những nơi có gắn biển báo này.

Trên tuyến đường Hoàng Việt hiện đang có cùng lúc 2 biển báo là đậu xe theo ngày chẵn/lẻ, và biển I.408a hướng dẫn đậu xe. Theo quy định thì người dân cũng phải đậu xe theo ngày chẵn/lẻ, và khi đậu xe thì phải cho phần bánh bên phụ nằm trên vỉa hè.

“Biển báo này mới lắp đặt trong thời gian gần đây, nên quá trình tuần tra, lực lượng chỉ mới dừng ở mức nhắc nhở, tuyên truyền để người dân nắm rõ hơn các quy định của pháp luật”, lãnh đạo đội CSGT-TT thông tin.

Người điều khiển xe máy vượt bên phải có thể không bị phạt trong một số trường hợp dưới đây.

Trường hợp được vượt bên phải mà không bị phạt

Quy định vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt được đề cập trong Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Cụ thể như sau:

Điều 14. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt

1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.

Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.

2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.

Như vậy, khi muốn vượt qua các xe khác, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải vượt ở bên trái. Chỉ có 2 trường hợp được phép vượt bên phải là:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái.

Khi vượt, các xe phải vượt bên trái. Hành vi vượt bên phải sẽ bị coi là vi phạm trừ 2 trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong luật.

Khi vượt, các xe phải vượt bên trái. Hành vi vượt bên phải sẽ bị coi là vi phạm trừ 2 trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong luật.

Xe máy vượt bên phải không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm đ khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

d) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.

Như vậy, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng với hành vi điều khiển xe máy vượt bên phải khi không được phép.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *