Cúm gia cầm H5N1 có lây từ người sang người không? Khi dịch bùng phát làm sao tránh, có nên dừng ăn gà vịt?

Cúm gia cầm mới đây gây ra ca tử vong cho nam sinh ở Khánh Hòa khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ liệu dịch có bùng phát và có lây từ người sang người.

Thông tin gần nhất là Việt Nam có ca nam sinh 21 tuổi tử vong vì cúm A (H5N1) sau 2 năm không ghi nhận ca bệnh trên người. Trường hợp mắc cúm A(H5N1) là một nam sinh viên 21 tuổi tại Khánh Hòa, tử vong do bệnh diễn tiến nặng. Cúm A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus gây ra.

Virus gây H5N1 là chủng cúm A độc lực cao, có đến 50% người mắc diễn tiến nặng và tử vong. Tại Việt Nam, từ 2003 đến nay, 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó 65 người tử vong (50,8%).

Bệnh cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?

Cúm gia cầm xảy ra trên các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, đà điểu, chim hoang dã và động vật có vú, từ đó lây nhiễm sang người.

Virus cúm A(H5N1) có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Khi môi trường ẩm thấp thi Virus thường sống lâu hơn trong không khí . Chúng có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh.

Cúm H5N1 lây từ gia câm sang người

Cúm H5N1 lây từ gia câm sang người

Virus có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus…) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm virus.

Con người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.

Trên thực tế chưa có bằng chứng cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người nên mọi người có thể không cần lo lắng, Tuy nhiên tình hình dịch bệnh có thể bùng phát lây nhiễm khi chế biến gia cầm bị bệnh. Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh.

Nhận biết dấu hiệu bị bệnh

– Sốt (thường sốt cao trên 38 độ C).

– Khó chịu.

– Ho.

– Đau họng.

– Đau cơ.

– Các triệu chứng khác như đau bụng, đau ngực, tiêu chảy.

– Bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng và dẫn tới tử vong.

Cẩn trọng phòng bệnh cúm gia cầm H5N1

Theo Bộ Y tế, để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Chế biến gia cầm cần cẩn trọng gọn gàng tránh để bắn nước rửa vào những đồ dung vật dụng khác, đặc biệt khi có rau ăn sống…

– Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

– Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

– Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

– Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *