Trong văn hóa truyền thống thì thịt gà, thịt lợn thường xuất hiện trong mâm cúng nhưng chúng ta không thấy thịt trâu bò, chó, ngan, vịt.
Ngoài hoa quả và mâm cúng chay thì khi cúng đồ mặn, chúng ta sẽ thấy khó mà thiếu được thịt gàm sau đó là thịt lợn. Nhưng có lẽ bạn không gặp ai cúng thịt trâu, bò, ngan, vịt, nếu có thì rất hiếm và không phải phổ biến của người Việt. Bạn có thắc mắc vì sao lại thế không?
Ý nghĩa đồ dâng cúng
Đồ dâng cúng là những thứ ngon nhất, tinh túy nhất của gia chủ dâng lên tổ tiên đã khuất và thần linh để thể hiện tấm lòng tôn kính. Bởi thế mọi thứ cúng đều phải cẩn trọng hơn khi nấu để gia đình ăn. Theo đó thì đồ dâng cúng phải ngon, sạch sẽ, thơm tho, tránh tanh tưởi, tránh mùi hôi khó chịu vì sẽ gây nhiễu loạn trường khí phòng thờ. Bởi thế những thực phẩm không rõ nguồn gốc, đồ giả, ôi thiu, thực phẩm có mùi tanh, mùi hôi, nặng mùi sẽ không được dâng cúng. Những loại gợi ý nghĩa xấu, có tên gọi phạm húy cũng không được cúng.
Thịt gà, thịt lợn là cúng phẩm phổ biến
Bởi thế ngan, vịt trâu, bò, chó, cá… là thực phẩm có mùi nặng hơn thịt gà nên không phù hợp dâng cúng. Ngan vịt xét về tính loài thì còn lạch bạch chậm chạp không mang lại may mắn.
Trâu bò là những con vật to lớn, con trâu là đầu cơ nghiệp nên không mấy khi có thịt trâu để ăn. Do đó trâu bò không phải là lựa chọn để dâng cúng. Thịt trâu bò cũng không phải món ăn phổ biến như thịt gà nên không dâng cúng bởi có thể có nhiều người trong số người được thờ cúng sẽ sợ món ăn trâu, bò, chó, gà, ngan,vịt.
Tại sao gà và lợn được chọn dâng cúng?
Gà và lợn là vật nuôi phổ biến gần gũi và cũng là thực phẩm thường gặp trong đời sống. So với, trâu, bò, ngan, vịt thì thịt gà, thịt lợn được dùng phổ biến hơn, đa dạng hơn, trung tính hơn, ít bị dị ứng, ít có người không ăn được hơn. Bởi thế sự xuất hiện của gà và lợn xét theo độ phổ biến của thực phẩm là dễ hiểu.
Ngoài ra theo phong thủy thì lợn và gà có những biểu trưng tốt lành để dâng cúng cầu xin may mắn, mang lại phúc khí, tài vận dồi dào.
Trâu, bò, chó, ngan, vịt, mèo… không thích hợp để dâng cúng
Gà, đặc biệt gà trống là biểu tượng cho những phẩm chất đẹp của con người gồm văn, trí, nghĩa, dũng, nhân. Gà là linh vật nổi bật trong văn hóa tâm linh người Việt. Gà trống gáy kết nối với thần linh, gọi mặt trời lên để chiếu sáng nhân gian, mang lại may mắn tốt lành, mang ánh sáng về trần gian. Gà trống có dáng oai vệ uy nghiêm, mang tính linh thiêng.
Bởi thế cúng gà không chỉ là cúng một món ăn, một loại thịt mà còn mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Trogn khi đó ngan, vịt, chó, mèo không có yếu tố linh vật tâm linh này như gà mà còn gợi tới sự xui xẻo.
Lợn là linh vật biểu trưng cho sự phồn thực, sung túc, giàu con nhiều phúc của gia chủ. Lợn là loài vật nuôi nhàn nhã, gợi tới sự no đủ sung túc, sung sướng. Lợn cũng là con vật nuôi phổ biến và được bán thịt phổ biến. Khi đời sống chưa no đủ thì người ta có thể mua 1 miếng thịt nhỏ, khi no đủ có thể cúng cả con lợn quay hay cả thủ lợn…
Trên thực tế xét về góc độ ẩm thực thì gà, lợn cũng là thực phẩm ít gây dị ứng hơn trâu, bò, chó, mèo, ngan, vịt, cá… và chúng không bị tanh hôi như những con vật khác. Chính vì thế gà và lợn trở thành món ăn “mặn” được dâng cúng phổ biến.
Dâng cúng vịt gà , ngan ngỗng, trâu chó mèo có bị xui rủi?
Việc thờ cúng quan trọng thành tâm. Thế nên nhiều người cho rằng nếu có lòng thành thì cứ dâng cúng. Nhưng cũng có người cho rằng cúng trâu, bò, chó, mèo, ngan, vịt là không mang lại may mắn vì chúng nặng mùi hơn gà, lợn nên có thể làm tổn hại phong thủy thờ cúng. Hơn nữa chúng không có ý nghĩa trong kết nối tâm linh như gà trống mà chỉ có ý nghĩa là một món ăn dâng cúng. Do đó theo nhiều người thì tốt nhất là có thờ có thiêng có kiêng có lành nê cứ cúng gà, lợn vừa dễ làm dễ tìm dễ mua lại không lo lắng về việc phạm đại kỵ.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm