Hầu hết các nước trên thế giới có ngưỡng giới hạn cho phép về nồng độ cồn trong hơi thở, Việt Nam thì không.
Đọc bài “Luật nồng độ cồn làm khó người dân”, tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả. Sai số máy móc, thực phẩm chứa cồn… đều có thể khiến mọi chuyện trở nên khó khăn. Chẳng phải từng có độc giả kiêng rượu, bia mà thổi vẫn lên nồng độ cồn đó sao.
Có khoảng 72% các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phạt nồng độ cồn có mức “vùng xanh”. Những nước phạt từ 0, hầu hết là những nước hồi giáo, vốn cấm buôn bán, tiêu thụ rượu bia. Số ít còn lại là Brazil, Hungary, Paraguay, Romania, Slovakia, Uruguay và Việt Nam.
Vậy tại sao hầu hết các nước phát triển trên thế giới họ đều có vùng xanh. Hệ thống luật giao thông của họ thì hết sức chặt chẽ và phát triển từ rất lâu rồi. Chẳng nhẽ họ không cẩn thận bằng mình?
Một số bạn đồng tình với việc cứ lớn hơn 0 là phạt, đưa lý do hết sức cảm tính đó là “nhìn lại xem ý thức người tham gia giao thông Việt Nam còn rất kém cỏi, không phạt từ 0 thì loạn hết”. Ý kiến kiểu này không mang tính xây dựng, vì nó không có căn cứ, lại hết sức “vơ đũa cả nắm”.
Các bạn ủng hộ phạt từ lớn hơn 0, và những nhà làm luật trả lời giúp tôi hai câu hỏi sau:
1. Luật tốc độ tối đa có “vùng xanh” là 5 km/h. Tức nếu tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h, thì chạy 65 km/h mới bị phạt, chạy 64 km/h chỉ nhắc nhở. Vậy tại sao luật về nồng độ cồn cũng là con số, lại không có khoảng này? Có phải có tí cồn thì nguy hiểm hơn chạy quá tốc độ? Nếu đúng thì dữ liệu nào chứng minh điều đó.
2. Trong số 72% các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng “vùng xanh”, không phải toàn Tây đâu, mà có cả những quốc gia ở châu lục khác. Cơ địa của họ uống rượu, bia khó say hơn người Việt hay sao mà họ lại có vùng xanh còn ta thì không? Cơ sở nào để chứng minh điều này. Nếu ta không làm giống họ, vậy lý do lớn nhất là gì để Việt Nam đi ngược thế giới?
1. Bảo hiểm xe máy bắt buộc là gì? Mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn mới nhất
Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy): Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn như sau:
Mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng:
– Số tiền bồi thường bảo hiểm cụ thể được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án (nếu có) nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định.
– Theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.(Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
Đồng thời, tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức bồi thường được xác định cụ thể như sau:
+ Bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người với trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật.
+ Bồi thường theo mức độ thương tật:
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm
Lưu ý: Nếu lỗi hoàn toàn do bên thứ ba thì công ty bảo hiểm chỉ bồi thường với tối đa bằng 50% mức quy định.
Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Phụ lục VI)
Mức bồi thường về tài sản:
– Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản do xe máy gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.(Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Như vậy, theo quy định trên thì có 02 mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn là mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng và mức bồi thường về tài sản. Đồng thời, mức bồi thường tối đa cho một người trong một vụ tai nạn do xe máy gây ra là 150 triệu đồng về sức khỏe, tính mạng và 50 triệu đồng về tài sản. Tuy nhiên, mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
2. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe máy gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn gồm những giấy tờ sau:
(1) Văn bản yêu cầu bồi thường.
(2) Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
– Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).
– Giấy phép lái xe.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận thương tích.
– Hồ sơ bệnh án.
– Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
(4) Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
– Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
(5) Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.
(6) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
(7) Quyết định của Tòa án (nếu có).
Lưu ý:
– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại (1), (2), (3), (4) và (7).
– Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại (5) và (6).
Như vậy, hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên để chứng minh thiệt hại, xác định trách nhiệm và thực hiện bồi thường theo quy định.