Thất bại lớn nhất của tổ tiên là làm 3 điều này, đời mình vẫn chưa gặp họa, đến đời con cháu thì nghiệp chạy không nổi.
Nếu bạn xem thường người nghèo, con cháu đời sau ắt sẽ nghèo
Những người nghèo khó thì việc lo lắng bữa cơm cho gia đình đã là khó khăn, họ cũng chỉ mong có cái ăn cái mặc qua ngày. Với những người giàu thì cách tốt nhất là họ biết sử dụng của cải của mình để giúp đỡ xã hội.
Thực tế thái độ của người giàu dành cho người nghèo không phải ai cũng giống nhau.
Hôm nay bạn chê bai người nghèo, con cháu đời sau của bạn có thể sẽ nghèo khó, bị người khác xem thường.
Làm những việc không đúng với lương tâm, con cháu sẽ bị vạ lây
Khi nhắc đến việc đối xử với mọi người thì cách tốt nhất là nên tuân thủ theo hững nguyên tắc và lẽ phải. Nếu không thì chính bản thân chúng ta là những kẻ hại con cháu mình về sau.
Hôm nay bạn đủ tự tin làm hại người khác thì về sau cũng có những người làm hại bạn. Đừng nghĩ làm chuyện ác thì không ai hay biết.
Môi trường gia đình xấu sẽ làm hỏng tính cách của con cháu
Môi trường giáo dục có tốt hay không sẽ ảnh hưởng đến quá trính trưởng thành, tính cách của đứa trẻ. Nếu gia đình bình yên, con cái lớn lên sẽ không hung bạo, lúc nào sống biết đủ, biết điều, biết khiêm tốn. Nhưng gia đình lúc nào tiêu cực, cãi vã thì con cái lớn lên cũng sẽ trở thành người nóng tính, thô tục.
Cha mẹ chính là tấm gương tốt nhất của con cái. Hãy sống sao để con cháu noi theo vào đó. Trẻ con như tờ giấy trắng, đừng để môi trường gia đình làm hỏng đi thế hệ của chúng.
3 lời nói dễ gây họa, nghiệp chướng nặng nề, tạo nghiệp vô tận ai cũng rất dễ thốt ra: Nhớ đừng mắc phải
Theo quan điểm của đạo Phật, trong cuộc sống nhân sinh, miệng của chúng ta đã tạo ra vô số khẩu nghiệp. Một khi nghiệp đã hình thành, chỉ cần nghiệp chín muồi thì quả báo sẽ xuất hiện. Đừng nghĩ rằng quả báo chưa đến mà bỏ bê lời nói và việc làm của chính mình. Theo kinh nghiệm của người xưa, ba loại lời sau đây rất dễ thốt ra, tạo nghiệp vô tận, ai cũng phải lưu tâm để tu dưỡng đạo đức.
1. Nói những lời kiêu ngạo, phù phiếm
Người xưa đã đúc kết: “Bệnh từ miệng vào, tai họa từ miệng mà ra”, vì thế phải quản lý tốt lời ăn, tiếng nói của bản thân mình. Chúng ta đều biết rằng trung thực là nền tảng của con người. Dù là làm ăn hay nói năng thì chữ “tín” phải đặt lên hàng đầu. Đừng phóng đại và dễ dàng hứa hẹn những điều mà bạn không thể thực hiện. Cũng đừng dùng sự giả dối để gây hoang mang dư luận, khiến người khác hiểu lầm và có những lời nói và việc làm sai trái. Dưới góc độ pháp luật, mọi hậu quả phát sinh từ việc này đều phải do chính mình gánh chịu, nhiều người đã phải trả giá đắt cho sự dối trá của mình.
Theo quan điểm nhân quả của Phật giáo, nói lời kiêu ngạo tương đương với kiêu ngạo phù phiếm, là một loại lừa dối người khác. Từ góc độ nghiệp của Phật giáo cho chúng ta biết, người hay nói dối thì hơi thở “có mùi”, thần sắc kém xa người khác, tâm lý thiếu ổn định, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.
2. Chửi bậy
Người ta thường thấy một loại người trong cuộc sống, họ cực kỳ thích chửi bậy. Chỉ cần người khác xúc phạm mình một chút, lập tức họ sẽ trả đũa bằng những lời chửi mắng, khiển trách rất nặng nề. Những lời chửi thề trong miệng họ thốt ra cực kỳ đơn giản như một thói quen, để trong người không thể chịu nổi. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lời nói, cổ nhân nói: “Một chữ có thể thịnh quốc, nhưng một chữ cũng có thể diệt quốc”.
Ngôn ngữ ác độc giống như một thanh gươm sắc bén cắm sâu vào trái tim đối phương, khiến người đó bị tổn thương sâu sắc, cho dù sau đó người đó có nhận ra sai lầm của mình và xin lỗi đối phương thì điều đó cũng gây ra một vết thương lòng khó mà chữa lành. Những lời ác độc này sẽ đi sâu vào tâm trí đối phương và vang vọng bên tai họ mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, từ góc độ nghiệp của Phật giao thì những lời nói thô tục, nói bậy như vậy cũng là hại mình rất lớn, tự mình làm mất phước báu, mang lại những tai họa trong tương lai.
3. Lời nói ngông cuồng
Trong tư tưởng những người ăn nói ngông cuồng có cái tôi vô cùng lớn, họ luôn cho mình là đúng, không kiêng nể bất kỳ ai, làm người lúc nào cũng huênh hoang, lỗ mãng. Họ không biết một khi trời đất nổi sấm chớp ắt sẽ mưa lớn, kẻ ăn nói ngông cuồng tất gặp họa to.
Một khi ý kiến của người khác trái ngược với ý kiến của mình, hoặc có chút động chạm đến lợi ích của bản thân, họ sẽ ôm hận trong lòng và nói những lời cay nghiệt, đây cũng là một tai hại lớn cho bản thân. Cho nên làm người, tập khiêm tốn thâm trầm, cuộc sống sẽ vững vàng yên ổn. Thốt ra lời ngông cuồng, thiếu suy nghĩ cũng là khiến bản thân mình bị hạ thấp, tổn phước và tạo nghiệp cho mai sau mà thôi.
Nguồn : https://phunutoday.vn/nghiep-nang-nhat-cua-mot-gia-dinh-to-tien-lam-3-chuyen-nhung-con-chau-doi-sau-hung-het-ca-doi-ngheo-kho-d375917.html#google_vignette
https://phunutoday.vn/3-loi-noi-ngong-cuong-noi-ra-ca-doi-cong-lung-ganh-nghiep-d375589.html