Mức phạt nồng độ cồn kịch khung cho các loại phương tiện, người dân chú ý đừng để bị phạt mà tốn núi tiền và mất cả bằng lái?

Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung?

Nồng độ cồn kịch khung là gì?Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, Nghị định 168/2024/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định giải thích nồng độ cồn kịch khung là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu như sau:Theo khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…c)

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;…9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;…11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;…Theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;…8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.…9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Theo khoản 9 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a)

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;…Như vậy, nồng độ cồn kịch khung là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ mức nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở đạt mức cao nhất trong khung xử phạt theo quy định của pháp luật.Mức nồng độ cồn kịch khung 2025 với xe ô tô, xe máy, xe máy chuyên dùng là trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung?

Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung? (hình từ internet)Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung? (1) Mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe máyTheo điểm d khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (tức nồng độ cồn kịch khung) bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.(2)

Mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tôTheo điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (nồng độ cồn kịch khung) bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Người điều khiện ô tô, xe máy vi phạm lỗi nồng độ cồn kịch khung bị tước bằng lái bao nhiêu tháng?

Theo khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.…Theo khoản 15 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ …15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.…Như vậy, người điều khiện ô tô, xe máy vi phạm lỗi nồng độ cồn kịch khung đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Cơ quan nào quy định về xác định nồng độ cồn trong máu?

Theo Điều 87 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ…4. Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

5. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.…Như vậy, Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *