Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông có truyền thống tam, tứ, ngũ đại đồng đường. Con người luôn chú trọng đến chữ hiếu, tức là vâng lời và hiếu thảo. Tư tưởng truyền thống là sinh con để cậy nhờ lúc về già, con cái phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều người cao tuổi phải tự chăm sóc bản thân, thậm chí trở thành “người chăm sóc chính” trong gia đình, tức là phải đi chăm người khác chứ không thể an hưởng tuổi già.
Trên thực tế, hiện tượng này cũng rất phổ biến, nguyên nhân chính là do người trẻ chịu quá nhiều áp lực công việc và sự nghiệp, con cái không tin tưởng người khác nên người già hai bên đều trở thành ứng cử viên sáng giá nhất để chăm sóc cháu.
Nhưng một số bạn trẻ có thể đã bỏ qua một thực tế rằng đây không phải là nghĩa vụ của người già. Hay nói cách khác, giúp đỡ là vấn đề tình cảm, không phải là nghĩa vụ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ trẻ lại cho rằng đây là trách nhiệm của ông bà. Thường thấy nhất là cảnh họ bảo nhau:
“Nhân lúc ông bà còn khỏe thì đẻ 2 đứa hoàn thành nhiệm vụ.”
“Tôi cũng không muốn sinh dày đâu nhưng đợi vài năm ông bà lớn tuổi hết cả thì biết nhờ ai trông con bây giờ.”
“Nhà cháu còn chần chừ gì mà không đẻ, ông bà còn khỏe mới chăm cháu được chứ. Sau này ông bà yếu thì làm sao giúp được?”
Kiểu bất hiếu mới ám chỉ việc một số người cho rằng việc người già giúp chăm sóc con cái là điều đương nhiên. Nếu ông bà không muốn thì phải thuê người trông trẻ, điều này có nghĩa là họ phải từ chối cấp dưỡng cho người già.
Hoặc góp tiền hoặc đóng góp sức, nếu không thì không thể yên ổn với con cái. Đó là thực tế đang manh nha ở nhiều gia đình.
Ảnh minh họa (Nguồn Baijihao)
Cô Ly và một số người bạn thân đi ăn tối. Trong bữa tối, họ thấy người phụ nữ mới làm mẹ này rất sa sút, tóc đã nhiều ngày không được cắt tỉa, quần áo thì luộm thuộm. Bạn bè liên tục khen ngợi cô, cho rằng làm mẹ rất vất vả. Không ngờ, vẻ mặt của cô Ly đột nhiên trở nên khó coi, như thể đang che giấu điều gì đó. Sau khi tra hỏi cẩn thận, mọi người mới nhận ra rằng cô không mệt mỏi về thể chất mà là mệt mỏi về tinh thần.
Thì ra sinh con xong, chồng cô Ly đề nghị mẹ chồng lo liệu thời gian ở cữ, tốt nhất nên đợi đến khi đứa trẻ được một tuổi. Nhưng mẹ chồng là người khác vùng, thói quen sinh hoạt rất khác, lại không quen với khí hậu ở đây, ho mấy ngày liền, trong lòng lại canh cánh không biết ai lo cơm nước cho bố chồng
Mẹ chồng hào phóng nói rằng bà sẽ thuê một bảo mẫu để chăm sóc cháu trai trong vài tháng hoặc vài năm. Không ngờ hành động của mẹ chồng lại bị con dâu phản đối kịch liệt. Cô Ly cho rằng tại sao mẹ ruột của mình ốm yếu nhưng lúc nào cũng muốn trông cháu, nhưng mẹ chồng thì không. Hai bên cãi nhau rất lớn về vấn đề này, , mẹ chồng tức giận, còn con dâu thì bức xúc khi nghe tiếng con khóc trong thời gian ở cữ. Con dâu nói với mẹ chồng “Nếu mẹ không ở lại, mẹ phải tự chăm sóc bản thân trong tương lai!”
Sau đó, một người bạn nảy ra ý tưởng, cô nói với cô Ly thuê bảo mẫu giữ trẻ và yêu cầu người già hai bên về nhà riêng. Hai vợ chồng sẽ tự lo liệu, không nói những lời tổn thương nữa. Hai bên muốn phụ giúp tiền nong thì cứ giúp. Cách này không chu toàn nhất, nhưng lại ổn thỏa nhất trong thời điểm hiện tại. Nhưng cô con dâu vẫn canh cánh, tại sao khi chị dâu cô sinh con, mẹ cô sang chăm em bé cho đến khi cứng cáp, mà mẹ chồng nhà này lại kỳ lạ như thế. Rõ ràng tư tưởng này đã in sâu trong suy nghĩ của nhiều người, họ cho rằng đó là đạo lý, nhưng kỳ thực là một kiểu bất hiếu mới.
Ảnh minh họa (Nguồn Baijihao)
Tại sao nhiều người già không muốn giúp đỡ việc chăm sóc cháu?
1. Sự khác biệt về lối sống
Mẹ chồng và con dâu trước đây chưa từng sống chung nay phải chung sống dưới một mái nhà, họ phải đối mặt với vấn đề nuôi dạy con cái khó khăn, có nhiều mâu thuẫn do thói quen sinh hoạt gây ra.
Ví dụ, người già quá tiết kiệm, thích ăn đồ để qua đêm, mặc cho cháu mình quần áo người khác mặc. Điều này đối với người già có vẻ là lẽ tự nhiên nhưng nhiều bậc cha mẹ trẻ lại không thấy thoải mái. Một ví dụ khác là người già có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, trong khi người trẻ luôn thức khuya.
2. Người già không thể hòa nhập với cuộc sống mới
Ở quê, người già có mối quan hệ xã hội riêng, nhiều họ hàng, bạn bè, cuộc sống khi về già tương đối sung túc. Khi đến với con cái, đối mặt với những thành phố, con người xa lạ, thậm chí có người còn có sự khác biệt về phương ngữ, nhiều người già sẽ cảm thấy khó chịu và cô đơn.
3. Người già không đủ sức khỏe
Một số người cao tuổi ngày càng già đi, chân tay yếu ớt, cơ thể ngày càng ốm yếu. Nhiều khi họ giấu bệnh, không làm phiền con cái trừ khi thật cần thiết. Thậm chí có người hay quên, gây khó khăn cho việc chăm sóc trẻ nhỏ.
Công ơn sinh nở không có cách nào báo đáp, giúp đỡ là tình cảm, không giúp đỡ cũng là lẽ thường. Đòi hỏi quá đáng giống như một liều thuốc độc ngấm dần, làm xói mòn mối quan hệ gia đình từng chút một. Trên đời này không ai có thể là chỗ dựa lâu dài của ai đó, ngay cả những người thân thiết như cha mẹ cũng sẽ có một ngày ra đi. Những thăng trầm của cuộc sống cuối cùng phải do chính mình chống lại, chỉ có tự lập mới có thể sống thuận lợi trong thế giới này, khiến cha mẹ yên tâm.
Nguồn : https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/co-1-kieu-bat-hieu-moi-dang-lan-rong-cha-me-bi-rang-buoc-nhung-con-cai-lai-thay-an-long