Diễn viên đ.ẻ nhiều nhất Việt Nam, có chồng là g.iang hồ khét tiếng: Giờ mới với tới cái danh hiệu NSƯT

Theo quyết định 1431/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11/2023, diễn viên Nguyệt Hằng đã chính thức được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT). Danh hiệu này là sự ghi nhận đối với Nguyệt Hằng trong gần 30 năm cống hiến cho sân khấu và điện ảnh.

Ở tuổi U50, Nguyệt Hằng đang có cuộc hôn nhân viên mãn, đã lên chức bà ngoại và hiện nữ diễn viên đang ở Đức cùng gia đình con gái cả.
Nguyệt Hằng: Nữ diễn viên đông con, U50 được phong tặng danh hiệu NSƯT - 1Nữ diễn viên Nguyệt Hằng (Ảnh: Toàn Vũ).

Quảng cáo của DTads

Giọng lồng tiếng quen thuộc

Diễn viên Nguyệt Hằng (tên thật là Cao Nguyệt Hằng) sinh năm 1973 tại Hà Nội. Chị sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố là biên đạo múa Hoàng Hà, mẹ là diễn viên Bích Nguyệt.

Tâm sự về cơ duyên đến với nghề diễn, Nguyệt Hằng tự nhận mình là “con nhà nòi” ở khu văn công quân đội Mai Dịch. Từ nhỏ, chị đã có cơ hội tiếp xúc với nhạc cụ, tiếng luyện thanh… Khi trưởng thành, Nguyệt Hằng hình thành tình yêu với nghệ thuật nhưng bị gia đình ngăn cản.

Khi xin phép bố cho thi tuyển vào trường Nghệ thuật quân đội, chị bị phản đối quyết liệt nên đành âm thầm đi thi. Chỉ đến khi có kết quả trúng tuyển, nữ nghệ sĩ mới thông báo với gia đình.

Ban đầu, Nguyệt Hằng theo học lớp diễn viên múa. Về sau, chị tham dự hội diễn và gặp đạo diễn, NSND Lê Hùng. Thấy Nguyệt Hằng có tố chất, NSND Lê Hùng gợi ý chị tham gia thi tuyển lớp diễn viên thứ hai của Nhà hát Tuổi trẻ năm 1990 và Nguyệt Hằng trúng tuyển.

Đây là lứa sau thế hệ vàng như nghệ sĩ Chí Trung, Lê Khanh, Lan Hương, Minh Hằng…

Hiện chị vẫn công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ. Ở lĩnh vực sân khấu, chị góp mặt trong nhiều vở kịch: Thi sĩ hủi, Bến osin, Quỷ nhập tràng, Lời thề thứ 9, Mùa hạ cuối cùng, Hoàng tử Gấu và hạt đậu thần, Vòng phấn Kavkaz…

Nguyệt Hằng gặt hái được nhiều thành công khi giành huy chương bạc tại Liên hoan Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc với vai diễn trong vở Thi sĩ hủi (năm 1995), huy chương bạc tại Liên hoan Sân khấu hài với vai diễn trong Bến osin (năm 2010).

Không chỉ thành công ở lĩnh vực sân khấu, Nguyệt Hằng còn được khán giả yêu mến qua những vai diễn trên phim truyền hình VTV.

Năm 1996, nữ diễn viên 7X ghi dấu ấn trên màn ảnh nhỏ nhờ vai Lâm Oanh ở phim Những người sống bên tôi đóng cùng diễn viên Quốc Tuấn, NSND Lan Hương, Trung Anh và ông xã Anh Tuấn.

Sau đó, Nguyệt Hằng trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình khi liên tiếp có nhiều vai diễn ấn tượng như: Lâm (Vệt nắng cuối trời), Bảo Trinh (Bí mật Eva), Hoài (Hãy nói lời yêu), Ngọc Bằng (Đấu trí) và mới đây nhất là vai mẹ chồng được khán giả yêu mến trong phim Đừng làm mẹ cáu.

Nguyệt Hằng: Chồng tôi dọa không đẻ nữa thì nghỉ đóng phim

Với Nguyệt Hằng, vai diễn nào cũng đáng nhớ, tuy nhiên, nữ diễn viên cho biết, nhân vật khiến chị ấn tượng nhất là bà Hoài trong Hãy nói lời yêu.

Đó là người phụ nữ quái đản, áp đặt và cay nghiệt. Xuất phát từ tình yêu dành cho chồng con và mưu cầu hạnh phúc, nhưng với bản tính sĩ diện, bà Hoài đã áp đặt, can thiệp sâu vào cuộc sống của các thành viên trong gia đình, để rồi tự tay phá vỡ mái ấm của bản thân.

Đây là dạng vai tâm lý phức tạp, tuy nhiên, Nguyệt Hằng đã thể hiện vô cùng tròn trịa, ấn tượng.

Bên cạnh những vai diễn trên màn ảnh nhỏ, có nhiều đóng góp cho sân khấu kịch, Nguyệt Hằng còn là người “thổi hồn” cho một số nhân vật trong các phim truyền hình.

Nguyệt Hằng cho biết, chị đến với nghề lồng tiếng một cách rất tình cờ. Trong một chương trình truyền hình, Nguyệt Hằng tâm sự, nếu như kỹ thuật sản xuất phim tốt, thu được tiếng nói trực tiếp của diễn viên tại trường quay là điều lý tưởng nhất, vì sẽ thể hiện hết tình cảm, diễn xuất, màu sắc của diễn viên, từ hơi thở tới những cái nấc…, điều mà nhiều khi diễn viên lồng tiếng không thể làm hết được.

Tuy nhiên, những năm trước đây, điều kiện làm phim của Việt Nam chưa cho phép thu trực tiếp thoại của diễn viên.