Trời ơi chia buồn với bà con: Ăn 1 hộp k:.ẹ:.o của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục gần bằng 6 gói thuocxo

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục có thể phải đối mặt với án tù vì hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm, đe dọa sự an toàn của cộng đồng.

Ăn một hộp kẹo của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục gần bằng 6 gói thuốc xổ

Điều tra hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối khách hàng của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs. Ảnh: D.Trọng
Ăn hết một hộp kẹo Kera tương đương với gần 6 gói “thuốc xổ”
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi “sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “lừa dối khách hàng”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cùng một số doanh nghiệp khác tại TP HCM và tỉnh Đắk Lắk. Trong số 5 bị can bị khởi tố, có Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung có tên gọi kẹo Kera, do Công ty Asia Life sản xuất, là hàng giả. Quá trình điều tra phát hiện sản phẩm này chứa hơn hơn 33% là chất Sorbitol – nguyên liệu sử dụng làm “thuốc xổ”.

Trước đó, kết quả kiểm nghiệm với kẹo rau củ Kera do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) công bố, cho thấy sản phẩm này có chứa chất tạo ngọt Sorbitol với hàm lượng 33,4gr/100gr (hơn 33%).
Sorbitol được xem là phụ gia thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Đây là chất thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép dùng trong thực phẩm với liều lượng cho phép.

Ngoài ra, Sorbitol cũng được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng điều trị táo bón, có tác dụng như “thuốc xổ”. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thành phần này lại không được ghi trên nhãn sản phẩm Kera như quy định.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Sorbitol có tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá mức. Khi ăn nhiều hơn 10gr/ngày, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng. Khi tiêu thụ trên 50gr mỗi ngày, Sorbitol có thể gây nhuận tràng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và mất cân bằng đường ruột.

Một số phản ứng dị ứng có thể xảy ra như chóng mặt, khó thở, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt, lưỡi, cổ họng), phát ban.
Đến nay, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ yêu cầu các sản phẩm thực phẩm có chứa Sorbitol phải ghi rõ trên nhãn và có dòng cảnh báo tiêu thụ quá nhiều có thể gây tác dụng nhuận tràng.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết: Hàm lượng 33,4 g/100g chất tạo ngọt Sorbitol chứa trong sản phẩm kẹo rau của Kera là một lượng lớn. Một hộp kẹo Kera (theo như công bố của nhà sản xuất) chứa 96g kẹo.

Theo kết quả kiểm nghiệm mới nhất, 100g kẹo có 33,4g Sorbitol. Như vâỵ, nếu ăn hết một hộp kẹo sẽ tương đương với gần 6 gói thuốc Sorbitol.

“Bởi thông thường Sorbitol là thuốc điều trị sẽ được đóng gói với hàm lượng chỉ 5g/gói. Khi điều trị bệnh, tuỳ thuộc vào bệnh lý bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân 2 – 3 gói/ngày. Như vậy lượng Sorbitol dùng trong một ngày sẽ rơi vào khoảng 15g/ngày liều dùng đối với người lớn. Và việc dễ tiêu hoá khi ăn kẹo rau Kera, tôi nghĩ nhiều là do Sorbitol. Vì hàm lượng chất xơ trong kẹo này là rất thấp”, bác sĩ Hoàng nói.
Ảnh: Thanh Chân

Quá trình điều tra phát hiện sản phẩm này chứa hơn hơn 33% là chất Sorbitol – nguyên liệu sử dụng làm “thuốc xổ”. Ảnh: Thanh Chân
Người sử dụng kẹo Kera có thể gặp nguy hiểm

BS Hoàng cảnh báo việc nhà sản xuất không hề công bố sản phẩm kẹo rau Kera có chứa Sorbitol là rất nguy hiểm. Vì có những người bị dị ứng, chống chỉ định với chất này, ví dụ như: Bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại – trực tràng, viêm đại tràng xuất huyết, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc; Hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân; Người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (một bệnh về chuyển hóa hiếm gặp); Người dị ứng Sorbitol.

“Nhà sản xuất không công bố thành phần có Sorbitol là điều rất không ổn, gian dối nguy hiểm. Sorbitol sẽ phải có chỉ định rất rõ ràng của bác sĩ. Nếu như ăn 1 viên kẹo khối lượng khoảng 3,2g thì lượng Sorbitol là ít không gặp vấn đề. Nhưng nếu ăn nhiều lại nguy hiểm vì thành phần có chứa thuốc (Sorbitol) dùng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ”, bác sĩ Hoàng nói.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Hồng Vũ, Tiến sĩ về sinh học phân tử trong y học cũng cảnh báo: Sử dụng sorbitol để chống táo bón chỉ nên là phương pháp “tạm thời” vì nếu sử dụng sorbitol hoặc bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào quá thường xuyên, cơ thể có thể trở nên phụ thuộc vào chúng để duy trì chức năng ruột bình thường.

Điều này có thể dẫn đến táo bón mãn tính hoặc giảm khả năng tự nhiên của ruột để thải chất thải. Ngoài ra, tác dụng phụ của nó có thể gây ra các vấn đề về mất nước cơ thể, mất cân bằng điện giải, tổn thương ruột, và giảm nhu động ruột.

Từ tháng 12.2024 đến tháng 3 năm nay, công ty này đã sản xuất hơn 160.000 hộp cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, trong đó khoảng 135.000 hộp kẹo Kera đã được tiêu thụ trên thị trường.
Kẹo Kera từng được quảng cáo là “một viên thay thế một đĩa rau xanh”. Tuy nhiên, kiểm nghiệm cho thấy hộp 30 viên chỉ chứa 0,51gr chất xơ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *