Thầy Wang hot nhất hôm nay

Báo Người Lao Động hôm 4 Tháng Bảy đưa tin úp mở về tấm bằng tú tài “bổ túc văn hóa” của Thượng Tọa Thích Chân Quang, nhưng không dám nêu tên ông này mà chỉ ghi là của “một người đàn ông.”
“Bổ túc văn hóa” là hình thức dành cho những người không có đủ điều kiện, thời gian theo học tại các trường trung học.

Tấm bằng tú tài “bổ túc văn hóa” của sư Thích Chân Quang gây tranh luận trên mạng xã hội từ ít nhất một tháng qua. (Hình: Chụp qua màn hình)

Sau khi ông Thích Chân Quang, trụ trì thiền tôn Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gây tranh cãi với tấm bằng tiến sĩ Luật của trường Đại Học Luật Hà Nội, công luận nêu nghi vấn về tấm bằng tú tài “bổ túc văn hóa” ghi tên Vương Tấn Việt, tên thật của ông Chân Quang.

Theo ảnh chụp được lan truyền trên mạng xã hội, tấm bằng nêu trên được bà Vương Thị Tần, phó giám đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo ở Sài Gòn ký ngày 12 Tháng Bảy, 1989.
Tuy vậy, theo báo Người Lao Động, sau khi hình chụp tấm bằng tú tài “bổ túc văn hóa” của ông Chân Quang “gây xôn xao,” nhà chức trách vào cuộc xác minh và kết luận “người đàn ông này không có tên trong danh sách tốt nghiệp tú tài bổ túc văn hóa.”
Như vậy, chi tiết này ám chỉ tấm bằng tú tài của ông Chân Quang là bằng giả.

Bản tin cũng dẫn bình luận của Luật Sư Lê Ngọc Luân: “Theo quy định pháp luật, nếu cá nhân có hành vi sử dụng bằng cấp ba [tú tài] giả thì người đó sẽ bị thu hồi bằng tốt nghiệp đại học và bằng thạc sĩ và do đó, bằng tiến sĩ của người này cũng sẽ bị thu hồi vì khi đó người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển.”

Hồi trung tuần tháng trước, mạng xã hội dấy lên nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện ông Chân Quang nhận bằng tiến sĩ Luật “trước thời hạn” chỉ hơn hai năm, trong khi theo quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phải học bốn năm sau khi có bằng cử nhân.
Theo Đại Học Luật Hà Nội, ông Chân Quang “được công nhận nghiên cứu sinh (Tháng Mười Hai, 2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (Tháng Ba, 2022).

Như vậy thời gian lấy bằng tiến sĩ của ông Chân Quang là hai năm ba tháng. Cả bằng cử nhân lẫn bằng tiến sĩ của ông đều do Đại Học Luật Hà Nội cấp.
Theo công luận, nếu vụ lấy bằng tiến sĩ Luật êm xuôi, ông Chân Quang còn tiếp tục lấy bằng tiến sĩ Tôn Giáo Học của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Trước đó, theo báo Thanh Niên hôm 19 Tháng Sáu, ông Chân Quang bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN kỷ luật bằng lệnh cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm.
Lệnh cấm nêu trên được coi là đòn giáng mạnh vào “thu nhập” của sư Chân Quang, người lâu nay gây tranh cãi với việc hù dọa Phật tử về thuyết nhân quả để họ cúng dường thật nhiều cho chùa của ông.

Sư Thích Chân Quang được trường Đại Học Luật Hà Nội trao bằng tiến sĩ Luật. (Hình: Phatgiao.org)
Chưa dừng lại, vài ngày sau khi bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN cấm thuyết giảng, sư Chân Quang tiếp tục bị một số sư cô tố giác ông ta lạm dụng t/ình d/ục.

Theo mô tả của các nạn nhân, bên cạnh những lời nói dụ dỗ, sư Chân Quang còn có các hành vi như sờ soạng ngực, cưỡng hôn, cầm tay sư cô đặt vào bộ phận sinh dục của ông, thậm chí xâm hại t/ình d/ục một sư cô rồi sau đó đưa nạn nhân 10 triệu đồng ($392) để đi phá thai tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn… (N.H.K) [kn]