Sau khi phát hiện sao kê thẻ ngân hàng của mẹ chồng, người phụ nữ Trung Quốc và chồng choáng váng, gặng hỏi mới biết lý do vì sao toàn bộ tiền lương hưu “bốc hơi”. Chăm mẹ chồng như mẹ ruột Bố mẹ chồng là người vô cùng đáng mến, luôn coi con dâu như con cái trong nhà. Chị chồng ở xa, cả năm mới về quê một lần nên vợ chồng tôi là người gần gũi nhất với bố mẹ. Một phần vì bố mẹ tôi mất sớm nên tôi càng coi trọng gia đình thứ 2 này, sẵn sàng từ bỏ cơ hội làm việc ở thành phố để ở lại huyện cho tiện chăm sóc người lớn tuổi.
Ảnh minh hoạ. Cho đến 7 năm trước, bố chồng qua đời nên chúng tôi đón mẹ chồng về ở cùng. Ban đầu chuyện sống chung rất suôn sẻ, không khí gia đình hòa thuận. Vợ chồng tôi còn quan tâm đến mẹ hơn, chỉ cần bà ốm là sẽ thay phiên nhau đưa đi khám bệnh, cũng để mẹ giữ hết lương hưu mà chẳng đòi hỏi góp sinh hoạt phí. Mẹ cũng phụ giúp vợ chồng tôi việc nhà, đón cháu, cuối tuần cả gia đình lại vui vẻ dã ngoại cùng nhau.
Không ít người cảm thấy ngưỡng mộ mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình tôi. Sau hơn 1 năm, mẹ chồng tôi giao lưu với một nhóm bạn hưu trí cùng khu phố. Họ đi chơi và du lịch nhiều hơn, có thời gian hàng tuần liền không ở nhà. Ban đầu chúng tôi cảm thấy việc có thêm các mối quan hệ mới rất tốt cho người lớn tuổi, giúp mẹ đỡ cảm thấy buồn chán hơn nên rất ủng họ, còn cho thêm tiền để bà hội họp cùng bạn bè dễ dàng hơn.
Ảnh minh hoạ. Mẹ chồng bí mật tiêu lương hưu vì lý do không ngờ. Trên thực tế lương hưu mỗi tháng của mẹ chồng khoảng 2.000 NDT (6,8 triệu đồng), cộng với 150.000 NDT (hơn 500 triệu đồng) bố để lại nên vợ chồng tôi luôn nghĩ rằng bà khá dư dả. Cho đến khi tôi có ý định mượn mẹ một khoản tiền để cho con trai mua xe tiện đi học xa, mẹ thẳng thừng từ chối luôn. Bà nói các cháu đi lại bằng phương tiện công cộng cho khỏe, mua xe là lãng phí dư thừa. Sau đó không lâu, công ty của vợ chồng tôi đều rơi vào cảnh khó khăn, cả 2 đều bị cho nghỉ 3 tháng không lương.
Áp lực thế chấp nhà, trả tiền mua ô tô còn chưa xong khiến chúng tôi áp lực đến mất ngủ. Chồng tôi ngỏ lời vay mẹ 30.000 NDT (100 triệu đồng) để vượt qua giai đoạn khó khăn này nhưng bà chỉ đưa chúng tôi 1.000 NDT (3 triệu đồng), tỏ ý không thể làm gì được. Trước sự thờ ơ của mẹ, tôi cảm thấy mẹ chồng hơi ích kỷ và không thông cảm với hoàn cảnh của các con.
Trước Tết Nguyên đán năm nay, mẹ chồng tôi bị ngất xỉu nên ngã khá nặng, tổn thương cột sống và phải phẫu thuật. Chi phí nhập viện rất lớn nên chúng tôi hỏi đến thẻ ngân hàng của mẹ để chi trả, thế nhưng mẹ tôi do dự không nói thẻ ngân hàng để ở đâu. Thấy mẹ đang ốm yếu nên tôi cũng không gặng hỏi thêm.
Ảnh minh hoạ. Đến khi mẹ xuất viện, trong lúc tìm giấy tờ trong tủ quần áo để làm thủ tục nhận quyền lợi từ bảo hiểm y tế, tôi vô tình phát hiện sao kê thẻ ngân hàng của mẹ. Toàn bộ tiền lương hưu những tháng trước đây và tiền bố để lại đều rút ra hết, chỉ còn lương tháng gần nhất. Vợ chồng tôi còn tưởng mẹ bị lừa nên hỏi kỹ càng xem số tiền trong thẻ đã đi đâu.
Lần này mẹ mới nói ra sự thật, thì ra các bạn hưu trí đã rủ bà lập nhóm mua xổ số chung để mỗi ngày tuổi già trôi qua đỡ chán nản, còn mua chung với nhau không ít các sản phẩm chăm sóc sức khỏe quảng cáo rầm rộ và nghe theo các “chuyên gia trên mạng” để đầu tư với hứa hẹn “sinh lời”.
Ảnh minh hoạ. Nghe lời bộc bạch của mẹ mà vợ chồng tôi choáng váng đến bất lực, dù cả 2 giải thích thế nào bà vẫn tin rằng việc mình làm là để tốt cho con cháu, một thời gian sau sẽ có nhiều tiền hơn. Trong khi đó tin tức mỗi ngày thường xuyên đưa tin về những người cao tuổi bị lừa đầu tư, lừa mua những sản phẩm kém chất lượng.
Dù cấm bà giao du với những người bạn cùng khu phố nữa nhưng họ vẫn có cách để liên lạc với nhau qua điện thoại, 2 vợ chồng tôi chẳng thể kiểm soát nổi. Cuối cùng sau 1 tháng suy nghĩ, tôi và chồng thống nhất sẽ đưa bà vào viện dưỡng lão một thời gian để cắt đứt liên lạc với các mối quan hệ độc hại kia mà vẫn có người chăm sóc, hạn chế việc tiêu tiền quá tay. Sẽ có người nói chúng tôi bất hiếu nhưng mong rằng đây sẽ là giải pháp phù hợp nhất lúc này.