Thân loại rau dại này nhẵn, lá mọc thành cụm từ gốc, gân lá nổi rõ trên phiến lá hình thìa hoặc hình trứng. Bông mã đề xuất phát từ kẽ lá, dài và xanh mơn mởn. Mã đề là loài rau dại thân cỏ sống lâu năm trong tự nhiên. Ta có thể tìm thấy loại rau này ở ven đường, ven bìa rừng núi. Loài rau dại này sinh tồn mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trong dân gian, có tác dụng chữa bệnh từ trong ra ngoài cơ thể.
Mã đề được coi là vị thuốc quý trong Đông Y
Cây mã đề phát triển tốt trong môi trường nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đất ẩm thì lá và bông càng lớn. Có thể thu hái lá thảo dược này quanh năm, hong khô và sử dụng như trà. Loại rau dại này được xem như thuốc hỗ trợ chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua cơ chế hút độc, đào thải ra bên ngoài, đóng góp không nhỏ cho bộ máy tiêu hóa, hô hấp và bài tiết.
Là một loại rau dại lành tính, mã đề cũng là một món ăn thông dụng trong thực đơn của gia đình thuần nông Việt Nam.
Ít ai biết loại rau dại này khi nấu canh thì ăn rất ngon, mát và vào cơm, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Lá mã đề hái từ vườn về rửa sạch, bạn chú ý hái ở những nơi sạch sẽ. Đảo thịt lợn băm với chút hành khô rồi thêm nước vào, thêm mã đề vào sau cùng rồi nấu chín kỹ là ăn được. Canh bông mã đề ăn rất mát, có vị ngọt bùi dễ ăn. Cây mã đề thường mọc hoang và được trồng để sử dụng như rau sống ăn kèm ở nhiều nơi. Mã đề được trồng bằng hạt, ưa nơi ẩm ướt và đất thịt, mềm.
Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân, tuy nhiên phát triển tốt nhất vào mùa thu. Không chỉ ăn rất ngon mà cây bông mã đề còn có tác dụng tốt cho sức khỏe trong mùa nắng nóng. Mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, sáng mắt, làm sạch phong nhiệt ở phổi và làm tiêu tắc nghẽn. Công dụng của cây mã đề với sức khoẻ Lá cây mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác.
Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị… Nhiều nước ở châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống.
Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt. Theo quan điểm của Đông y, cây mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây mã đề được trồng là giống mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên. Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu…
Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam.
Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón. Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu.
Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy. Theo Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, mát máu, phát hãn, làm sáng mắt…và còn nhiều công dụng khác. Điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.