Các cụ nhắc nhở: “Xây nhà 3 chân của cải đội nón đi hết”, nhà 3 chân là gì?
Không chỉ ngày nay mà thời xưa các cụ cũng đã rất quan trọng việc xây nhà. Xây dựng nhà ở hợp phong thủy là một điều quen thuộc và rất cần thiết mà gia chủ cần tuân thủ. Bên cạnh đó cũng cần tránh những điều tối kỵ, như: “Xây nhà 3 chân cả người lẫn của đều lao đao”.
Theo người xưa, nếu nhà mà phạm vào đại kỵ tren thì người sống trong đó cũng gặp nhiều trắc trở, không may mắn trong cuộc sống, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của gia chủ.
Nhà 3 chân là nhà gì?
“Nhà 3 chân” ở đây thực tế ám chỉ loại nhà xây không kiên cố, kiểu nhà có tường hay cổng xiêu vẹo, vách không chắc chắn, mái nhà không che chắn nổi nắng mưa. Với kiểu nhà như này, nhìn vào thấy tạm bợ và u tối, đương nhiên con người sống trong đó không thể khá khẩm lên được. Mặt khác, những ngồi nhà ẩm thấp, tối tăm sẽ khiến con người không thể tiếp cận năng lượng mặt trời, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng.
Do đó, người xưa rất kị xây nhà 3 chân bởi nó mang năng lượng xấu, ảnh hưởng đến đường tài vận của gia chủ.
Ngoài ra, một ngôi nhà phạm phong thủy thường có một số điểm khác như:
Điều kiêng kỵ trong kết cấu nhà
– Tường: không nên xây chân tường yếu bởi trong phong thủy chân tường yếu sẽ dễ gặp tai ương, suy phong và nhiều vấn đề khác.
– Số phòng trong nhà: Số lượng phòng trong nhà liên quan đến việc lành giữ của các thành viên trong gia đình, khi xây dựng người ta chọn số lượng phòng là số lẻ. Khi xây dựng cần lưu ý là phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính. Phòng vệ sinh không liền với phòng bếp, hoặc đối diện phòng bếp. Cửa chính không được đối diện với nhà vệ sinh hoặc phòng bếp.
– Phòng khách: tầm nhìn của phòng khách phải rộng rãi, không bị che chắn. Nếu gia đình có hai phòng khách thì phải có một phòng to, một phòng nhỏ, phòng khách lớn ở phía trước, phòng nhỏ phía sau.
– Phòng ngủ: Đối với phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.
– Phòng bếp: Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước, không đặt bếp giữa 2 vòi nước, không đặt bếp lộ thiên phía trước cửa nhà hoặc phía sau cửa nhà. Bếp nên bố trí ở phái sau của ngôi nhà.
– Cầu thang: Số bậc cầu thang cần tính theo: sinh, lão, bệnh, tử. Bậc cuối cùng vào sinh thì tốt, không nên làm bậc cầu thang hình xoắn ốc.
– Cửa: Cổng và cửa chính của ngôi nhà không được quá lớn.
– Nhà tắm, nhà vệ sinh: không nên đặt nền nhà tắm, nhà vệ sinh cao hơn nền phòng ngủ, không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà.
– Mái nhà, trần nhà: không nên để mái nhà của bận dính liền với mái của các nhà xung quanh, trần nhà không nên dùng tranh ảnh, họa đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng. Mái che trước nhà nên tránh mũi nhọn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý không nên xây dựng nhà quá cao tạo tâm lý bất ổn cho gia đình, nên dùng gỗ có tính dương như tùng, mai tránh các loại âm khí. Thiết kế nền phải bằng phẳng, không được lồi lõm.
Màu sắc khiêng kỵ khi xây nhà
– Tường trắng, ngói xanh: màu tường trắng, ngói xanh đa số dùng cho những vật kiến trúc có âm tính tương đối nặng như linh đường, âm trạch, nhà kỷ niệm, … không phù hợp với nhà thông thường, nếu không sẽ tăng âm khí trong nhà, làm ảnh hưởng tiền tài, vận khí. Màu sắc lý tưởng là tường trắng, mái đỏ.
– Màu sắc trần phải nhạt hơn so với bốn bức tường bao quanh.
– Gian bếp nên quét sơn màu nhạt, kỵ màu đậm.
Trên đây là những thông tin hữu ích phong thủy trong việc xây dựng nhà. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn nhận biết được những điều kiêng kỵ khi xây dựng nhà mới, nhằm mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo