Những người ‘đại kỵ’ với trứng vịt lộn vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể

Là món ăn giàu dinh dưỡng, người Việt thường xuyên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và rau răm để cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt, suy nhược cơ thể, thiếu máu, còi cọc, yếu sinh lý …Thế nhưng, nếu ngày nào cũng “tẩm bổ” bằng trứng vịt lộn, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe.

Trứng vịt lộn cùng rau răm, gừng, hạt tiêu giúp cân bằng âm dương trong cơ thể.

Trứng vịt lộn cùng rau răm, gừng, hạt tiêu giúp cân bằng âm dương trong cơ thể.

Trứng vịt lộn không phải là thực phẩm tốt cho hầu hết mọi người. Vẫn có một số người phải chừa món ăn này ra như:
Phụ nữ mang thai
Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Trẻ em dưới 5 tuổi
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới trương bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).
Người bị bệnh gout
Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra trong một quả trứng vịt lộn có chứa tới 60 chất dinh dưỡng khác nhau trong đó có các chất chính là protein, lipid, canxi, photpho, năng lượng, vitamin các nhóm A, B, C, beta carotene, gluxit, sắt và rất lượng lớn choresterol…

Hàm lượng chất cholesterol và protein có trong trứng vịt lộn rất cao, không tốt cho cơ thể bệnh nhân bị gout vì bị bệnh này cần tránh nạp protein.
Khi hàm lượng protein trong cơ thể và máu tăng sẽ làm tăng sự tổng hợp acid uric, giảm khả năng bài tiết của thận. Khi đó acid uric sẽ tích tụ lại nhiều hơn và dẫn đến triệu chứng đau, viêm sưng nghiêm trọng hơn với người bị gout.

Tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn nhiều trứng vịt lộn

Người đang bị sốt
Trong trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein cao, người ăn trứng vịt lộn sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn người không ăn vì vậy nếu những người đang bị sốt mà ăn thì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ bị co giật và biến chứng lên não.
Người bị tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn
Vì trứng vịt lộn giàu hàm lượng protein, cholesterol cao nên những người mắc bệnh tim mạch ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu làm tổn hại tim mạch, gia tăng mắc bệnh xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch dễ dẫn tới đột quỵ.

Người bị bệnh gan
Trứng vịt lộn giàu protein, vì vậy sẽ khiến gan hoạt động quá sức nếu ăn quá nhiều và dễ dẫn đến tình trạng suy gan.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Trứng vịt lộn tính lạnh, mát. Nếu ăn nhiều sẽ làm cho dạ dày khó chịu, đầy bụng chướng hơi, khó tiêu.

Người bị bệnh thận
Những bệnh nhân mắc bệnh thận đều sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu. Vì người mắc bệnh thận nên quá trình trao đổi chất diễn ra khó khăn, lượng nước tiểu thấp nên không thể thải hết độc tố ra ngoài cơ thể vì thế người bị bệnh thận không nên ăn trứng vịt lộn.

Người bị cao huyết áp
Những người bị cao huyết áp không nên ăn trứng vịt lộn nhiều vì sẽ gây tắc động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì chứa hàm lượng cholesterol và đạm cao, đây là 2 chất dễ gây bệnh cao huyết áp.
Với những người không thuộc những nhóm đối tượng trên, khi ăn trứng vịt lộn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn trứng vịt lộn có tốt, trường hợp nào nên hạn chế ăn?
Không ăn trứng vịt lộn khi không có rau răm
Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Bởi theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Ngoài ra rau răm còn giúp làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, chống lạnh bụng, say nắng.
Còn với trứng vịt lộn thì đây là một món bổ dưỡng, cũng là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp làm giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, mang tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.
Ăn trứng vịt lộn vào thời điểm thích hợp
Nếu như ở miền Bắc, người ta thường ăn trứng vịt lộn buổi sáng thì ở miền Nam lại hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Thế nhưng theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Sau khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn những thứ sau:
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn. Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng, thế nhưng trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.

Ngoài trà ra thì khi ăn trứng vịt lộn xong thì bạn không nên uống sữa tươi, sữa đậu nành, không ăn óc lợn, tỏi, quả hồng, nước cam ép và các loại thịt rùa, thỏ, ngỗng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi ăn trứng vịt lộn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Thanh Huyền (Tổng hợp)