Mượn xe máy người khác chạy, mang giấy tờ gì để không bị CSGT phạt?

“Mượn xe máy người khác chạy, mang giấy tờ gì để không bị CSGT phạt?” với nội dung như sau:  Mượn xe máy người khác chạy vẫn phải mang theo đầy đủ các giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân để không bị CSGT phạt. Đó là các giấy tờ gì? Mượn xe máy của người nhà hay bạn bè chạy trên đường thì người tham gia giao thông vẫn buộc phải mang theo đầy đủ các giấy tờ để xuất trình khi được CSGT yêu cầu.

Dù vậy, trên thực tế, người mượn và cả người chủ xe dường như không chú ý đến điều này. Vừa qua, khi xử lý nhiều vụ tai nạn giao thông, cơ quan chức năng đã xử phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự của chủ xe vì giao xe cho người không đủ điều kiện lái. Mượn xe máy chạy phải mang giấy tờ gì? Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, khi dừng xe trên đường để kiểm tra, xử lý vi phạm, CSGT sẽ yêu cầu người lái xe máy xuất trình: cà vẹt xe, bằng lái xe, bảo hiểm xe và CCCD/CMND. Với người lái ô tô, ngoài các giấy tờ trên thì phải xuất trình thêm giấy đăng kiểm.

Mượn xe người khác chạy cũng phải mang theo đầy đủ giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân

Mượn xe người khác chạy cũng phải mang theo đầy đủ giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân Trường hợp người lái xe không xuất trình được cà vẹt xe hay bằng lái xe thì sẽ bị CSGT tạm giữ xe. Như vậy, khi mượn xe của người khác chạy trên đường thì phải mang theo các giấy tờ gồm: Cà vẹt xe (giấy đăng ký xe) Bảo hiểm xe CCCD hoặc CMND của chính mình Bằng lái xe của chính mình Giấy đăng kiểm (đối với ô tô)

“Thường gặp nhất là người trong nhà lấy xe của nhau đi nhưng không mang theo cà vẹt xe. Do đó, khi vi phạm hoặc khi CSGT kiểm tra sẽ bị tạm giữ xe”, vị CSGT chia sẻ. Cũng theo lãnh đạo đội CSGT, rất ít người chủ xe máy khi cho mượn xe kiểm tra bằng lái của người mượn xe; chủ quan khi biết người mượn vừa sử dụng rượu/bia xong mà vẫn cho mượn xe.

Cho người khác mượn xe, chủ xe cũng có thể bị liên lụy trong một số trường hợp

Cho người khác mượn xe, chủ xe cũng có thể bị liên lụy trong một số trường hợp V.P “Đây là rủi ro của chủ xe, trường hợp người mượn xe đang bị tước bằng lái hoặc chưa có bằng lái hay đang có nồng độ cồn gây tai nạn thì chủ xe cũng bị liên lụy. Mới đây nhất, cơ quan chức năng tại Hải Phòng đã khởi tố bà ngoại xe cho cháu chạy về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự”, CSGT dẫn chứng.

Giao xe cho người không đủ điều kiện bị xử lý thế nào? Theo Điều 264 Bộ luật hình sự, sửa đổi theo khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây,

thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: a) Làm ch/ết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. Cho người khác mượn xe gây tai nạn, chủ xe có thể bị phạt tù

Cho người khác mượn xe gây tai nạn, chủ xe có thể bị phạt tù 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm: a) Làm chết 2 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỉ đồng; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a)

Làm chết 3 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng. Ngày 09/04/2024, báo Vietnamnet đưa tin “Những điều cần biết về xử phạt “lỗi xe không chính chủ”” với nội dung như sau:  Không có lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật. 1.

Lỗi xe không chính chủ là thuật ngữ mà người dân hay gọi, vậy định nghĩ thế nào về lỗi xe không chính chủ? Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng,  được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. Như vậy, theo Nghị định 100, không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Mượn xe máy người khác mang theo 3 loại giấy tờ này, chẳng lo bị phạt

Ảnh minh họa Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe. Như vậy có thể hiểu là: Nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt lỗi vi phạm này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô.

Còn khi CSGT dừng xe để kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ. Tuy nhiên, khi mượn xe người thân, bạn bè,… để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ. Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện. – Giấy đăng ký xe. – Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện. – Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô. – Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô). 2. Các mức phạt lỗi xe không chính chủ hiện nay Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau: + Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân. + Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân. + Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức. Một số lưu ý khi mượn xe người thân, bạn bè khi tham gia giao thông Mặc dù khi khi mượn xe người thân, bạn bè,…để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ. Tuy nhiên, khi chạy xe của người thân, bạn bè,… thì người điều khiển phương tiện phải lưu ý mang theo những giấy tờ sau: – CCCD/CMND của người đang điều khiển phương tiện. – Giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) của xe mình đang chạy. – Giấy phép lái xe của người đang điều khiển phương tiện. – Bảo hiểm xe bắt buộc. Theo VOV