Tại sao tiếp viên hàng không và phi công đều thích bay đêm? Họ thường làm gì vào ban đêm.

Hầu hết phi công và tiếp viên hàng không đều thích bay vào ban đêm. Vậy vào ban đêm có điều gì khiến họ thích bay hơn ban ngày vậy?

Từ lâu, phi công hay tiếp viên hàng không luôn thuộc top những ngành nghề đáng mơ ước và được rất nhiều người ngưỡng mộ. Thế nhưng đời không như là mơ, ngành nghề nào cũng có những mặt trái và khó khăn mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu rõ. Dưới đây chính là những bí mật chưa bật bí của công việc hào nhoáng, sang chảnh này.

Tại sao phi công, tiếp viên thích bay đêm?

hang-khong-tang-cuong-bay-vao-gio-thap-diem-ban-dem-de-tranh-qua-tai-104601

Đối với họ, ánh sáng của các thành phố dưới mặt đất thật tuyệt vời, kỳ diệu. Đây cũng là thời điểm đẹp để ngắm các vì sao trên bầu trời. Ngoài ra, theo nhiều phi công khác, khi bay đêm, họ không phải chịu cái nắng chói chang ban ngày hắt vào cửa sổ buồng lái, nhất là thời điểm hoàng hôn.

Phi công có đeo kính không?

Nhiều người nói rằng họ thích làm phi công nhưng đang gặp một số vấn đề về mắt và phải đeo kính. Thật sự phi công cần có một tầm nhìn tốt. Tất nhiên bạn vẫn có thể đeo kính nếu thị lực không đủ tốt nhưng phải là lens chuẩn mới được phép bay.

Phi công có được để râu không?

Hầu hết các phi công của những hãng hàng không thương mại chỉ có thể để ria mép là nhiều nhất. Họ không được phép để râu vì nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra trên máy bay, một bộ râu có thể cản trở mặt nạ oxi đeo vừa khít vào mặt họ. Tuy vậy ở một số hãng bay, người ta vẫn cho phép phi công để râu, miễn là chúng được cắt tỉa gọn gàng.

Thách thức lớn nhất của một phi công là gì?

Đó là việc liên tục được đào tạo và phải trải qua nhiều kỳ thi liên tiếp. Cứ mỗi sáu tháng một lần, họ phải dành ít nhất 2 ngày để tham gia các kỳ sát hạch, thi viết hay những đợt huấn luyện với thành viên phi hành đoàn.

Cường độ luyện tập và luôn bị kiểm tra là những thứ khiến công việc của phi công thêm áp lực. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận vì nó phục vụ cho việc an toàn bay.

Phi công liệu có thể bay thỏa thích?

20140926080636-tiep-vien1

Đúng là phi công có thể đi máy bay miễn phí với mục đích cá nhân, nhưng họ phải chờ hãng bay xem có ghế dư ra hay không. Và nếu một anh nhân viên sắp xếp hành lý có thâm niên làm việc lâu hơn phi công, anh ấy cũng được ưu tiên hơn. Vì vậy, các phi công vẫn thường tự mua vé cho mình và gia đình khi vi vu đó đây, làm như thế sẽ chủ động hơn nhiều.

Trò tiêu khiển trong buồng lái là gì?

Phi công bị cấm mang những thứ gây xao nhãng vào buồng lái, bao gồm tạp chí, báo, máy nghe nhạc… Thứ duy nhất được cho phép là họ trò chuyện với nhau.

Chợp mắt một chút trong buồng lái thì sao?

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không cho phép phi công ngủ trong buồng lái. Nhưng bù lại, đã có các quy định khác nhằm đảm bảo sự tỉnh táo cho phi công. Ví dụ khi hết ca, mỗi giấc ngủ của phi công sẽ kéo dài ít nhất 8 tiếng, và thời gian làm việc không quá 30 tiếng/tuần.

Không được trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m

Hầu hết các tai nạn máy bay đều xảy ra dưới độ cao này, đó là lý do tại sao “quy tắc buồng lái vô trùng” (Sterile Cockpit Rule) xuất hiện. Quy tắc này cấm các phi công làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc điều khiển máy bay cho đến khi chúng đạt độ cao lớn hơn, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện.

Chiếc ghế dư trong buồng lái làm gì?

Bạn có biết trong buồng lái luôn có 1 chiếc ghế dư ra hay không? Nó gọi là “jump seat”, có thể gấp gọn vào khi không cần đến. Nó dành cho giám sát viên hay phi công tập sự đấy.

Mặt khác, chiếc ghế ấy cũng khá êm ái, nên thi thoảng phi công cũng ngồi vào đó mà dựa lưng đôi chút. Bởi chiếc ghế bình thường của họ vốn cứng và hơi khó chịu.

Bệnh nghề nghiệp khó nói của nghề phi công

phi-cong-1685517573055611923747

Đó là họ thường bị tiểu buốt, thậm chí sỏi thận, vì chuyện đi vệ sinh cũng khá khó khăn. Phi công cũng tránh đi vệ sinh khi hành khách đang được phục vụ thức ăn. Còn thời gian cất cánh hay hạ cánh, dĩ nhiên họ phải ở suốt trong buồng lái vào những lúc đó rồi.

Với phi công, hạ cánh lúc nào cũng hấp dẫn

Trong khi nhiều kĩ thuật lái khác đã có máy tính hỗ trợ, việc hạ cánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào “tay lái lụa” của phi công. Đây là chuyện khá thủ công nhưng cũng đòi hỏi nhiều kĩ năng, kinh nghiệm nên rất được phi công yêu thích. Trình độ của họ được thể hiện thông qua chuyện hạ cánh êm hay không.