Tắm bồn hay tắm vòi hoa sen tốt hơn? Câu trả lời sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Tắm nói chung là hoạt động cần thiết để làm sạch cơ thể, giúp làm sạch da bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên hình thức xa xưa chúng ta cho nước vào chậu rồi múc từng gáo nước dội lên người, sau đó thì có vòi hoa sen, có dạng bồn ngâm. Nhiều người khi cần tắm nhanh sẽ tắm vòi hoa sen, còn nhiều người có thời gian sẽ dùng bồn ngâm để nằm trong nước thư giãn rồi mới tắm.

Vậy cách tắm nào tốt hơn?  

Bác sĩ nội khoa Niket Sonpal (New York, Mỹ) cho biết, tắm vòi sen hay tắm bồn đều có một số ưu điểm và nhược điểm thế nên sẽ tùy theo trường hợp mà bạn nên chọn cách tắm phù hợp hơn.
tam-voi-hoa-sen
Ưu, nhược điểm của việc tắm vòi sen

– Chi phí thấp: Việc tắm vòi hoa sen rẻ hơn so với tắm bồn, và tắm vòi hoa sen thường áp dụng cho tắm nhanh, tốn ít nước hơn nhiều so với tắm bồn nên tiết kiệm hơn. Thiết kế vòi hoa sen cũng đơn giản, nhỏ gọn nên phù hợp với phòng tắm hơn.

– Tiết kiệm thời gian tắm: Việc tắm vòi giúp bạn chủ động hơn về thời gian. Nếu quá bận rộn, bạn chỉ cần mở van điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp và đứng dưới vòi là có thể tắm luôn.

– Phù hợp với mọi người: Vòi hoa sen là phương tiện thuận lợi cho mọi đối tượng từ người lớn tới người già và trẻ nhỏ.

– Vòi sen còn có tác dụng massage: Các tia nước phun ra từ vòi sen sẽ có áp lực khác với việc chúng ta nằm trong bồn hoặc múc từng gáo nước dội lên. Điều này có tác dụng kích thích huyệt đạo, tăng khả năng tuần hoàn máu. Bởi thế nhiều người thích tắm dưới vòi sen để có cảm giác được massage này. Việc gội đầu bằng vòi hoa sen còn tạo sự kích thích trên da đầu, giúp giảm những cơn đau đầu do stress. Tuy nhiên nếu để vòi sen quá cao áp lực dội nước vào mặt mạnh thì lại có thể làm tăng nguy cơ khô da.

Việc tắm vòi hoa sen cũng có một số nhược điểm như:

– Dễ nhiễm mangan: TS John Spangler, Đại học Wake Forest (Mỹ) cảnh báo về nguy cơ hít phải khí mangan thoát ra từ nước khi tắm bằng vòi hoa sen ở cả trẻ em và người lớn sau khi tính toán lượng mangan con người hít phải khi tắm bằng vòi hoa sen mỗi ngày trong 10 năm. Khi bạn tắm càng lâu thì nguy cơ hít phải mangan càng nhiều. Lượng kim loại này trong nước sinh hoạt có thể gây hại cho cơ thể, có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương. Việc hít mangan nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc nhiễm mangan qua đường ăn uống vì nó đưa kim loại này vào não nhanh hơn, gây tác động mạnh hơn.
tam-bon-ngam
– Tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn: Trong vòi hoa sen có nhiều vi khuẩn trong đó có cả vi khuẩn hại phổi. Do đó nếu bạn không cẩn trọng vệ sinh vòi hoa sen có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt vi khuẩn pseudomonas aeruginosa gây viêm nhiễm vùng ngực và vi khuẩn mycobacterium avium gây bệnh phổi. Khi bạn sử dụng vòi sen, vi khuẩn được phát tán ra ngoài, lơ lửng trong không khí và dễ bị bạn hít phải.

Ưu, nhược điểm của việc tắm bồn 

Tắm bồn mang lại cho bạn những ưu điểm như sau:

– Khi cho nước vào bồn thì bạn có thể thêm các loại thảo mộc thơm, muối… vào bồn để ngâm nên có thể thành một liệu pháp tắm dưỡng sinh giúp làm đẹp, chữa bệnh, dưỡng sinh…

– Giảm căng thẳng: Việc tắm bồn thường xuyên giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Ngâm mình trong bồn nước sẽ giúp xoa dịu thần kinh và tâm trạng của bạn sau một ngày căng thẳng. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người ngâm mình trong nước ấm hàng ngày ít mệt mỏi, căng thẳng và trầm cảm hơn những người chỉ tắm bằng vòi sen. Ngoài ra, việc ngâm bồn làm tăng lưu lượng máu và khuyến khích quá trình trao đổi chất để thải độc.

– Hỗ trợ giảm đau: Việc tắm bồn cũng làm giảm cơn đau do bệnh trĩ, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tẩy tế bào chết.

Các nhược điểm của tắm bồn gồm:

– Tốn thời gian: Phải có thời gian chờ để cho nước đầy.

– Chi phí mua bồn và nước dùng cũng cao hơn tắm vòi hoa sen nên bạn sẽ tốn tiền điện tiền nước hơn.

– Chi phí đắt đỏ: Bồn tắm không chỉ chiếm khá nhiều không gian, đòi hỏi căn hộ phải đủ rộng mà còn khiến bạn phải mở hầu bao nhiều hơn cho chi phí mua sắm, lắp đặt ban đầu.

– Không phải ai cũng phù hợp: Những người có vấn đề về vận động, kể cả người lớn tuổi, sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào và leo ra khỏi bồn tắm.

– Vệ sinh bồn không cẩn thận cũng tăng nhiễm khuẩn tại bồn. Hơn nữa nếu gia đình có người bị bệnh da liễu thì không thể tắm chung bồn được.

Do đó xét về yêu cầu mục đích thì tắm vòi sen nên áp dụng hàng ngày còn tắm bồn khi bạn có thời gian và muốn dùng việc tắm như một liệu pháp nghỉ ngơi thư giãn chữa bệnh.

Và lưu ý dù tắm hình thức nào thì bạn cũng cần đảm bảo độ nóng của nước và vệ sinh vòi hoa sen hoặc vệ sinh bồn tắm cho sạch sẽ đảm bảo an toàn cho làn da.