1. Người có cuộc sống hạnh phúc
Có cặp đôi nọ nổi tiếng trong lớp nhưng tuyệt nhiên người ta không bao giờ thấy cô gái thể hiện tình cảm của mình trên mạng xã hội, điều mà rất nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn hay làm. Một lần khi bạn bè thắc mắc hỏi về chuyện này, cô gái cười nhẹ đáp: “Khi cuộc sống tốt đẹp thì lúc đó, bạn sẽ thấy không còn cần thiết để ghi lại hạnh phúc của mình trên mạng xã hội”.
Khi bạn sống một cuộc sống hạnh phúc, có người thương ở bên, cả hai dành cho nhau sự tôn trọng và bao dung, cuộc sống được lấp đầy bởi tình yêu, bạn sẽ thấy mạng xã hội không phải là điều gì quá cần thiết.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu ra rằng trong tâm lý con người luôn tồn tại tâm lý “vui lây”, nhưng khi bạn chia sẻ niềm hạnh phúc của chính mình thì cảm giác hạnh phúc của chính bạn lại dễ yếu đi.
Hơn nữa, nếu bạn thể hiện sự hạnh phúc của mình với người khác, sẽ xảy ra trường hợp bạn không nhận được phản hồi tích cực. Luôn có những người không quan tâm đến bạn và không thực sự mong điều tốt đẹp đến với bạn. Khi thấy bạn chia sẻ niềm vui của mình, họ không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn ngấm ngầm suy đoán, ghen tị và cho rằng bạn thật hợm hĩnh.
Khi một người sống một cuộc sống hạnh phúc, họ sẽ hiểu rằng cuộc sống của mình không bao giờ cần phô bày để người khác nhìn thấy. Thay vì thể hiện tình yêu và hạnh phúc trước mặt người khác, thu hút sự ghen tị hay mắng mỏ từ người khác, tốt hơn là hãy quản lý cuộc sống của chính mình thật tốt.
Tất nhiên, mạng xã hội với những vòng kết nối bạn bè vẫn mang lại cho chúng ta những lợi ích nhất định. Nó giúp ta cập nhật thông tin về mọi người, giữ liên lạc với những người thân, bạn bè và có ích trong việc giải trí, thư giãn. Tuy nhiên, đó không phải là trọng điểm cuộc sống của bạn. Đừng để thứ mạng ảo đó ám ảnh cuộc sống của mình.
Ba kiểu người ít khi chia sẻ lên mạng xã hội này thực sự đều rất thông minh. Họ trút bỏ được gánh nặng nội tâm và sống cuộc sống của mình một cách thoải mái nhất. Với những người thích chia sẻ về cuộc sống của mình, đừng trách móc họ bởi mỗi người đều có hoàn cảnh sống, cách sống riêng, chỉ cần không ảnh hưởng đến người khác và sống vui vẻ là được.
2. Ít chia sẻ
Có những người thích chia sẻ lên mạng xã hội mọi thứ về mình. Họ đi đâu, mặc gì và ăn gì, với ai… tất cả đều có thể thấy được trên mạng xã hội. Họ coi đó như một buổi biểu diễn của riêng mình. Điều này thường khiến họ vấp phải chỉ trích, cho rằng họ quá phù phiếm song đôi khi đó chỉ là do ham muốn chia sẻ thái quá.
Một người như vậy thường sôi nổi và không thể chịu được cảm giác một mình, cô đơn. Họ muốn cho mọi người biết về cuộc sống của mình, muốn tương tác qua lại nhiều hơn. Suy cho cùng, điều đó không hẳn xấu mà chỉ là biểu hiện của một trạng thái sống.
Ngược lại, có những người rất ít chia sẻ về cuộc sống cá nhân của mình. Yên lặng là xu hướng chủ đạo trong cuộc sống của họ. Những người này thích thu mình trong không gian riêng và kiên quyết bảo vệ sự riêng tư của mình.
Họ cũng thu hẹp những người tương tác chỉ trong vòng tròn bạn bè, tránh để cuộc sống của mình bị phơi bày quá mức trong con mắt của người khác, bị ai đó chỉ trích vì thấy bị làm phiền.
Họ không phóng đại cuộc sống của mình, cũng không quan tâm quá nhiều đến ánh mắt của người khác. Những người như vậy thường có tính cách đơn giản, thích ở một mình, đắm mình trong thế giới riêng và tận hưởng sự yên tĩnh của cuộc sống.
3. Người có tính kỷ luật cao
Trong các mối quan hệ của mình, bạn sẽ thấy luôn có những người hầu như không chia sẻ gì trên trang cá nhân của mình. Họ sử dụng tất cả thời gian rảnh rỗi để cải thiện bản thân và mạng xã hội thực sự không quan trọng đối với họ.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội để giao lưu. Họ tương tác với người này người kia, đăng những bức ảnh, chia sẻ suy nghĩ của mình và ngồi chờ xem lượt bình luận, lượt thích. Không thể phủ nhận rằng điều này làm giảm đi hiệu quả của công việc.
Điều này có thể thấy rõ qua một ví dụ khi ngồi trước bàn ăn. Một người nghiện chia sẻ khi thấy các món ăn ngon bày trước mặt sẽ nhanh chóng lấy điện thoại di động ra và chụp đủ mọi góc độ, chỉnh sửa rồi đăng lên trang cá nhân của mình. Khi mọi thứ xong xuôi, món ăn đã không còn nóng hổi nữa.
Ngược lại, những người có kỷ luật tự giác chọn cách từ bỏ những quy trình phức tạp này. Họ tập trung hơn vào thưởng thức, để ăn uống không bị phân tâm, sử dụng mọi giác quan để cảm nhận được nhiều nhất về món ăn trên bàn.
Những người tự kỷ luật hiểu rằng không cần thiết phải dính vào một số tương tác xã hội vốn không hiệu quả. Họ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho những điều thực sự quan trọng để xây dựng nền tảng ngày một tốt hơn. Bởi vậy, họ sẽ giảm bớt sự phức tạp không cần thiết trên mạng xã hội, chỉ để lại những thông tin thực sự có lợi và có thể cải thiện bản thân.