Đến tuổi trung niên mới biết anh chị em ruột không bao giờ ʟà người một nhà: Đau mà thật
Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.
Ca dao có câu: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Ý muốn nhắc nhở chúng ta là những đứa con ở trong gia đình, cùng cha mẹ sinh ra thì nhất định phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
Nhắc đến hai chữ anh em là nhắc đến ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau lớn khôn từ những ngày thơ ấy đến khi trưởng thành cả như những anh chị em trong cùng một nhà.
Nhưng nhờ sự bền chặt của tình cảm anh em lại không dài theo năm tháng đời người cũng không thể cùng nhau đi qua thăng trầm như những gì cha mẹ mong mỏi.
Theo tuổi tác, trải nghiệm trưởng thành, những đứa con trong gia đình dần nhận ra mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một nhà không phải lúc nào cũng trọn vẹn đến cùng.
(ảnh minh họa)
Dù là cùng cha mẹ sinh ra nhưng khi đến độ tuổi trung niên thì phải thừa nhận rằng nhiều anh chị em cảm thấy xa cách nhau rất nhiều.
Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau
Hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu hoàn toàn không giống nhau. Hãy quan sát gia đình con một đi. những đứa con có thể dễ dàng lựa chọn tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống, hoàn thiện bản thân. Nhưng gia đình có nhiều con thì khác, chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà buộc phải dựa vào chính mình. Hoàn cảnh sống này dẫn đến quỹ đạo khác biệt của mỗi đời người.
Anh chị em cùng nhau lớn lên, thế nhưng tới lúc trưởng thành thì mỗi người sẽ phải tự bay đi đến vùng đất mà mình muốn. Ở mỗi nơi với những mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau nên sẽ hình thành quỹ đạo cuộc đời khác nhau.
Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển. Cứ thế anh chị em sẽ có khoảng cách và rồi sớm không còn nhận ra nhau.
Sự khác biệt của mỗi cá nhân dẫn đến khác biệt về thái độ sống
Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.
Giống như ngoài xã hội, dù được nuôi dưỡng chung trong cùng một bầu khí gia đình nhưng mỗi đứa con lại là những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn hoặc thậm chí là đối lập hoàn toàn giữa mỗi đứa con với nhau.
(ảnh minh họa)
Cha mẹ nuôi con sẽ nhận ra chỉ riêng việc ăn uống cũng có sự khác biệt, đứa thích cá, đứa thích thịt, đứa không chịu ăn hành….
Thậm chí không chỉ đơn thuần là khác biệt của mỗi cá nhân mà chính sự khác biệt đó dẫn đến mâu thuẫn và sự xung đột. Các con có khi sẽ gây gổ với nhau vì sự đối nghịch đó và cần cha mẹ phải trở thành trọng tài phân xử đúng sai.
Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.
Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng
Khi đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng, toan tính để vun vén cho gia đình nhỏ của mình, anh em trong nhà sẽ dần nảy sinh mâu thuẫn.
Khi con nhỏ, anh em cãi nhau vì ai cũng mong muốn được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên, vì lợi ích kinh tế mà anh em có thể xung đột bởi đều muốn cha mẹ dành cho mình phần hơn trong số tài sản thừa kế.
Đối mặt với những lợi ích riêng thì ai mà chẳng trở nên tham lam, chính điều này mà tình anh chị em ngày càng sứt mẻ đi.
Nếu sự phân chia của cha mẹ không đồng đều thì sớm muộn anh chị em tranh giành, sống chết với nhau. Có rất nhiều gia đình phải đau đớn vì bi kịch phân chia đất đai, tài sản bởi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia.
Đã là con người thì ai cũng có những ích kỷ, nhỏ nhặt.
Thế nhưng đây chỉ là một góc nhìn nhỏ, không phải gia đình nào anh chị em trưởng thành cũng xa lạ, tranh giành với nhau. Có những gia đình bố mẹ mất, anh em càng cố gắng nâng đỡ nhau trong cuộc sống này. Họ vẫn luôn tự hào là những anh chị em sinh ra dưới cùng một mái nhà.