Sau một ngày bay làm việc, tiếp viên hàng không vẫn không thể về nhà, họ chỉ có thể đến khách sạn gần đó để qua đêm, tại sao lại như vậy? Một người quen thuộc với vấn đề này đã cho biết lý do.
Trong mắt nhiều người, tiếp viên hàng không luôn là ngành nghề hot và được hưởng nhiều đặc quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, để trở thành một tiếp viên hàng không, họ đã phải trải qua thời gian học tập vất vả cùng loạt tiêu chí tuyển dụng nghiêm ngặt.
Việc lựa chọn gắn bó với những chuyến bay còn khiến họ phải giảm bớt đi những thú vui bạn bè vì thường phải đi sớm về khuya.
Thậm chí, đôi lúc có việc gấp ở nhà họ cũng chỉ không thể về sớm. Bởi lẽ, có những chuyến bay quốc tế rất xa và mất nhiều thời gian di chuyển.
Đáng nói, sau mỗi chuyến bay hạ cánh hay kết thúc ngày làm việc, họ sẽ không được về nhà ngay như nhiều ngành nghề khác. Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố khách quan cũng như đặc thù công việc.
Vì sao tiếp viên không về nhà ngay sau khi hạ cánh?
Đối với trường hợp chuyến bay đổi sang giờ bay khác, tiếp viên phải điều chỉnh thời gian làm việc sao cho phù hợp với giờ bay nhất có thể. Vậy nên để tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến lộ trình bay, các tiếp viên luôn phải có mặt ở gần khu vực sân bay.
Một số tình huống phát sinh như trong quá trình di chuyển trên máy bay sẽ có một số hành khách mất bình tĩnh và trở nên kích động, lúc này tiếp viên phải đứng ra xoa dịu và cung cấp các dịch vụ chăm sóc khác nhau trong suốt chuyến bay. Điều này, khiến họ mệt mỏi và cũng như hình thành nên một số cảm xúc tiêu cực và tự nhiên không muốn mang những thứ này về nhà.
Một số tiếp viên có nhà ở xa sân bay, nếu chạy đi chạy lại liên tục sẽ khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi.
Khi tiếp viên hàng không tan làm về cơ bản đã là lúc tối muộn, họ chỉ có thể bắt taxi về nhà, điều này có thể gây ra một số nguy cơ về an toàn nên họ thích sống tại khách sạn gần đó hơn.
Ngoài ra, không ít khách sạn đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với sân bay, cho tiếp viên hàng không có thể ở lại miễn phí. Điều này giúp khách sạn nâng cao danh tiếng và thu hút nhiều người đến ở hơn khi có những người như tiếp viên hàng không lưu trú. Đồng thời, khách sạn có thể cung cấp một môi trường sống an toàn và thoải mái cho các tiếp viên hàng không để họ có thể nghỉ ngơi.
Những quy định bắt buộc đối với tiếp viên hàng không
Không nhuộm tóc màu sáng
Hầu hết tiếp viên hàng không đều để các màu tóc trầm như đen và nâu. Những màu tóc nổi sẽ không được chấp nhận như tóc hồng, tóc tím… Ngoài ra, các kiểu tóc quá cá tính cũng sẽ bị cấm hoàn toàn.
Quy tắc chung khi mặc đồng phục
Trong khi mặc đồng phục, phi hành đoàn không được phép hút thuốc, ăn hoặc uống ở nơi công cộng. Điều này bao gồm chỗ ở bên ngoài phi hành đoàn, tại sân bay, khách sạn hoặc thậm chí trên xe buýt của phi hành đoàn.
Điều này được thực thi nghiêm ngặt ở Trung Đông và bạn sẽ mất việc vì điều đó. Nó không nghiêm ngặt như ở châu Âu và Vương quốc Anh, nhưng vẫn có những hướng dẫn cần tuân theo.
Quy định chung về đồng hồ
Tất cả phi hành đoàn (bao gồm tiếp viên hàng không và phi công) đều phải đeo đồng hồ phù hợp với những quy định về kích thước và thiết kế.
Việc đeo đồng hồ không chỉ để phi hành đoàn đến đúng giờ mà còn được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp về y tế, báo cáo tai nạn và báo cáo chuyến bay nếu có sự cố xảy ra.
Không được từ chối một chuyến bay
Phi hành đoàn không thể từ chối chuyến bay trong danh sách được phân công hoặc được gọi đi khi đang ở chế độ chờ. Dù chuyến bay được thực hiện lúc nào và bay đến đâu, phi hành đoàn nhất định không được từ chối.
Một số hãng hàng không cho phép các thành viên phi hành đoàn hoán đổi chuyến đi cho nhau hoặc yêu cầu một số điểm đến nhất định, nhưng điều này không phải lúc nào cũng được chấp thuận.
Không sử dụng nước hoa mùi nồng
Các tiếp viên hàng luôn phải rất thận trọng về loại nước hoa mà họ sử dụng. Trong không gian kín của máy bay, mùi nước hoa quá nồng sẽ gây khó chịu cho khách hàng và cả đồng nghiệp nữa. Tiếp viên hàng không thường được khuyên là phải giữ cơ thể không có mùi, nếu xịt nước hoa thì xịt những mùi hương nhẹ nhàng và tươi mát.