Dù nhà chật hẹp cỡ nào bạn cũng nên trồng ngay cây diếp cá nếu không chắc chắn sẽ hối hận cả đời.

Dù nhà chật hẹp cỡ nào bạn cũng nên trồng ngay cây diếp cá nếu không chắc chắn sẽ hối hận cả đời – hãy dành 1 phút để đọc ngay hôm nay.

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là ” thần dược ” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Rau diếp cá hạ sốt Để hạ nhiệt độ cơ thể, dùng rau diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày có khả năng giúp hạ sốt rất tốt.

Dù nhà chật hẹp cỡ nào bạn cũng nên trồng ngay cây diếp cá nếu không chắc chắn sẽ hối hận cả đời

Hoặc nếu hạ sốt cho trẻ em, dùng 30g rau diếp cá, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước vào rồi đun sôi, để nguội. Cho trẻ uống một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương. Chữa táo bón Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống đều trong 10 ngày. Chữa tiểu buốt tiểu dắt Rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát, lọc lấy nước uống.

Chữa kinh nguyệt không đều Rau diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch rau diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ, sau đó lọc bằng nước đun sôi để nguội để lấy một bát nước thuốc. Chia ra uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Chữa viêm phế quản Dùng lá diếp cá và cam thảo đất (mỗi thứ 20g), sắc đặc, uống dần trong ngày. Chữa ho Lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch xay nhỏ. Dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá, sau đó chắt lấy nước cốt uống.

Mùa hè mà không có cây này trong nhà, gia đình bạn sẽ hối hận ngay!

Ngoài chữa ho, hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể. Chế biến Lúc trời khô ráo, lấy cây về loại bỏ gốc rễ, đem phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 40 – 50 độ. Loại cây này thường dùng trị táo bón, trẻ con lên sởi, phổi ung có mủ, mắt đau, nhặm đỏ hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh, kinh nguyệt không đều, viêm ruột, kiết lỵ… Theo đó, người bệnh ngày dùng 6-12g khô, 20- 40g tươi, dạng sắc hoặc giã nát lọc lấy nước uống. Cây diếp cá tươi giã nhỏ dùng để đắp trĩ, những chỗ sưng, đắp mắt khi bị nhiễm trùng mủ xanh cũng rất hiệu quả.

Vì sao nhà có đất hay không bạn cũng nên trồng cây rau diếp cá?

Với bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn có thể dùng bài thuốc sau: 16g diếp cá, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, mạch môn 12g, chi tử 8g, sắc uống ngày 1 thang. – Tắc tia sữa: Lá diếp cá, cải trời giã tươi mỗi vị 1 nắm ( tầm 30g) hòa với nước ấm vắt lấy nước uống, bã trung nóng với dấm đắp vào, làm vài lần là khỏi.

XEM THÊM

Chảo chống dính mới mua về nhớ làm thêm bước này, chảo siêu bền, dùng 10 năm không hỏng

– Muốn tăng độ bền cho chảo chống dính thì bạn hãy nhớ bước này. Chảo chống dính là vật dụng quen thuộc ở hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, đa phần chảo sẽ bị bong tróc phần chống dính hoặc móp méo, nhanh hỏng. Chính vì vậy bạn nên bỏ túi một vài mẹo khi sử dụng chảo chống dính để chảo bền đẹp, kéo dài tuổi thọ của nó. Cách xử lý chảo chống dính mới mua về rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của chảo. Nếu làm thêm một bước này, chảo sẽ bền lâu hơn. Cụ thể, chảo khi mới mua về bạn không nên dùng ngay mà nên đổ 2/3 nước sạch vào chảo, đặt lên bếp đun tới khi thấy hơi nước bốc lên là được, không cần để sôi hẳn. Có thể thêm vào một lượng cà phê vừa phải để khử mùi hôi khó chịu của lớp sơn chống dính.
1

Tiếp theo hãy tắt bếp, đổ nước trong chảo đi, đợi cho nguội bớt rồi lấy khăn mềm lau sạch nước còn sót lại. Nếu cho thêm cà phê vào nước, bạn hãy rửa chảo bằng nước sạch rồi hẵng lấy khăn lau khô. Sau đó, hãy bắc chảo lên bếp và vặn lửa nhỏ nhất, cho một ít dầu ăn vào giấy ăn rồi dùng giấy này lau đều lòng chảo rồi tắt bếp. Lặp lại bước này khoảng 2 lần trước khi nấu, chiếc chảo của bạn sẽ bền hơn, khó bị bong lớp chống dính hơn đấy.
2

Mẹo hay khi nấu ăn giúp chảo chống dính bền, đẹp hơn – Cho dầu vào khi chảo chưa quá nóng  Nguyên nhân chính khiến chảo chống dính bị bong tróc lớp chống dính là do nhiệt độ quá cao. Tốt hơn hết, bạn nên đổ dầu vào chảo (đã được lau khô) trước rồi mới đặt lên bếp, không nên đợi chảo nóng rồi mới cho dầu vào.

– Không dùng chảo để nướng hoặc kho Dùng chảo chống dính để nướng hoặc kho sẽ khiến lớp chống dính của chảo bị kém đi, nhanh hư hại và bong tróc do chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài. Vì vậy tốt nhất bạn nên chế biến các món nướng, kho trong nồi thay vì dùng chảo. 4

– Không sử dụng chảo trong lò nướng Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, chảo chống dính hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao. Nếu nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhất là sử dụng chảo trong lò nướng thì rất dễ làm bong tróc lớp chống dính của chảo, đồng thời thấm vào thức ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.

– Dùng muôi, đũa gỗ để đảo trộn Những vật dụng đảo, trộn bằng kim loại như inox, nhôm,… dễ làm trầy xước bề mặt chảo. Trong khi đó chất liệu nhựa lại hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao. Cho nên, hãy dùng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ để chảo được bền hơn. – Không rửa khi chảo quá nóng Bạn không nên rửa chảo chống dính khi mới nấu xong, chảo còn đang nóng. Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chảo, lớp chống dính dễ bị bong tróc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để chảo bẩn quá lâu, nên rửa ngay khi chảo nguội để tránh cặn thức ăn bám vào gây khó vệ sinh. Ngoài ra, việc để bề mặt chảo tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian dài cũng có thể khiến lớp chống dính mau bong tróc hơn.