Rắn vốn là loài vật có thể gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, bạn có thể trồng một số loại cây xua đuổi rắn để bảo vệ gia đình mình.
Cây lưỡi hổ
Loại cây này còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ. Lưỡi hổ là loại cây mọng nước, có sức sống bền bỉ, chịu nóng và khô hạn tốt. Bên cạnh đó, cây có thể sống trong điều kiện thiếu sáng thời gian dài.
Ngoài tác dụng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng, cây lưỡi hổ còn được biết đến là loại cây đuổi rắn hiệu quả. Các chuyên gia cho biết lưỡi hổ có những chiếc lá sắc và nhọn nên khiến rắn không dám tới gần.
Cây nhựa ruồi
Cũng giống như cây lưỡi hổ, cây nhựa ruồi có tác dụng xua đuổi rắn nhờ vào những chiếc gai nhọn ở lá cây. Georgina Ushi Phillips, bác sĩ thú y ở Florida cho biết chính hình dạng lá không trơn láng của cây nhựa ruồi đã khiến rắn phải sợ hãi và tránh xa.
Hoa cúc
Không chỉ có tác dụng trang trí cho khu vườn thêm xinh mà hoa cúc còn được xem là một loại “thuốc đuổi rắn” cực kỳ hiệu quả.
Trong hoa cúc có chứa một chất hóa học tên là pyrethrum. Chất này có tác dụng giết chết rắn và nhiều loại côn trùng khác.
Cúc vạn thọ
Nhắc đến những mùi hương gây khó chịu cho rắn không thể không kể đến cúc vạn thọ. Mùi hương của loại hoa này rất nồng khiến nhiều loại rắn cảm thấy khó chịu. Vậy nên chúng thường tránh xa những khu vực trồng hoa cúc vạn thọ.
Cây ngải cứu
Theo ông Granger McCollough, Giám đốc điều hành của Elite Patio Direct cho biết, ngải cứu là một trong những loại cây mà rắn không thể chịu được mùi. Không chỉ có vậy, ngải cứu có kích thước lớn nên ngoài việc khiến chúng khó chịu vì mùi hương thì loại cây này còn giúp cản trở rắn xâm phạm cho ngôi nhà bạn.
Cây húng quế
Có nhiều người thích thêm húng quế vào các món ăn bởi yêu thích mùi thơm của nó. Tuy nhiên với rắn thì lại khác, chúng không thể chịu được mùi của cây húng quế. Vì vậy, nếu như bạn muốn xua đuổi rắn thì có thể trồng húng quế trong sân hoặc vườn nhà mình.
Tỏi
Giống như húng quế, rắn không hề ưa gì mùi tỏi. Có một số người tin rằng mùi nồng của tỏi giúp xua đuổi loài vật đáng sợ này. Vì vậy mà họ thường trồng cây tỏi quanh nhà hoặc sử dụng thuốc xịt làm từ tỏi để ngăn chặn rắn.
Sả
Một loại cây nữa mà rắn cũng rất sợ mùi đó là cây sả. Thực tế thì hương thơm của sả cũng thường được sử dụng trong một số loại thuốc diệt côn trùng.
Mặc dù có một số loại cây có thể xua đuổi rắn nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, cắt bỏ và phát quang bụi rậm nhằm giảm bớt nơi ẩn náu của rắn. Nếu như thường xuyên thấy rắn tới gần nơi sinh sống thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người có chuyên môn.
Mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga: Rất đơn giản, ai cũng nên biết
Những cách dưới đây sẽ giúp bạn giữ cho xoong nồi lúc nào cũng sáng bóng, không bị đen hay ố vàng.
Vệ sinh nồi sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng
Nguyên nhân phổ biến khiến nồi bị đen khi dùng bếp ga chính là do nồi bị bẩn. Khi nấu xong, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các váng dầu dính ở đáy nồi sẽ bị cháy đen, làm nồi bị bẩn. Dùng càng lâu lớp cặn bẩn càng dày, càng bám chặt.
Do đó, sau khi sử dụng, bạn cần vệ sinh nồi sạch sẽ để loại bỏ các cặn bẩn và dầu mỡ.
Nếu để nồi bị bám lớp cặn đen thì việc làm sạch sẽ khó hơn. Làm sạch nồi sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp ngăn tình trạng nồi bị đen rất hiệu quả.
Kiểm tra bình ga
Nếu bếp ga chuyển sang lửa đỏ thì có thể do bình ga sắp hết. Bạn có thể kiểm tra phần đồng hồ trên bình ga hoặc lắc thấy bình nhẹ là ga trong bình còn không nhiều.
Ngoài ra, nếu mua phải bình ga chất lượng kém, không đảm bảo chất lượng cũng làm lửa cháy đỏ và khiến nồi bị đen.
Vì vậy, nên sử dụng bình ga ở nơi có uy tín, đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bếp ga thường xuyên để loại bỏ các cặn bẩn, dầu mỡ dính vào bếp và các lỗ thoát lửa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lửa bị đỏ và làm đáy nồi bị đen.
Cách làm sạch đáy nồi bị đen
Để làm sạch phần đáy nồi bị đen, nhiều người sử dụng búi sắt, cát để chà rửa. Cách này mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng lại làm cho đáy nồi có nhiều vết xước. Sau này, nồi càng dễ bám bẩn hơn.
Một số khác lại dùng baking soda rải đều lên đáy nồi rồi đổ giấm lên trên và để một lúc rồi chà rửa. Cách này cũng mang lại hiệu quả nhưng không cao.
Cách hiệu quả và đơn giản nhất để làm sạch các cặn bẩn ở đáy nồi là dùng viên hoặc bột rửa bát.
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước sôi và pha 1 viên rửa bát/bột rửa bát vào đó. Bỏ nồi vào ngâm trong dung dịch đã pha.
Nếu các vết bẩn không nhiều thì bạn chỉ cần ngâm trong khoảng 1-2 giờ là được. Nếu các vết bẩn bám lâu ngày hơn, bạn nên ngâm nồi trong nước qua đêm.
Sau thời gian ngâm rửa, bạn chỉ cần vớt nồi ra và chà rửa bằng miếng bọt biển thường dùng để rửa bát là được.
Trong viên rửa bát/bột rửa bát có chứa nhiều chất tạo oxy có khả năng làm sạch các vết cháy khét, dầu mỡ bám lâu ngày trên đáy nồi rất tốt.