Thành phố Mỹ công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức

San Francisco thêm tiếng Việt vào danh sách ngôn ngữ chính thức, trong nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ công tới những người nói tiếng Việt.
Hội đồng Giám sát San Francisco ngày 11/6 bỏ phiếu nhất trí công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của thành phố, cùng tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Philippines.
Động thái này là một phần trong nỗ lực mở rộng dịch vụ công đến gần 6.800 người nói tiếng Việt ở San Francisco, nhằm đảm bảo họ được hưởng các dịch vụ này bằng ngôn ngữ cảm thấy thoải mái nhất. Các ngôn ngữ chính thức bắt buộc phải được dịch khi cung cấp dịch vụ công.

Quan chức Hội đồng Giám sát San Francisco công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, ngày 11/6. Ảnh: SF Chronicle
Quan chức Hội đồng Giám sát San Francisco công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, ngày 11/6. Ảnh: SF Chronicle
San Francisco ban hành quy định ngôn ngữ này năm 2001, yêu cầu các sở phải dịch các dịch vụ công sang bất kỳ ngôn ngữ nào được sử dụng bởi ít nhất 10.000 người có vốn tiếng Anh hạn chế trong thành phố.
Khi công nhận tiếng Việt ngày 11/6, Hội đồng Giám sát đã hạ ngưỡng xuống 6.000. Thành phố sẽ phải cung cấp thông dịch qua điện thoại, bản dịch tiếng Việt các văn bản, thông báo bằng tiếng Việt trên các website, cũng như phiên dịch trong các dịch vụ công.

Sáng kiến sửa đổi được đưa ra vào năm 2023, khi giới chức San Francisco nhận thấy nhu cầu mở rộng ngôn ngữ để đảm bảo cộng đồng nhập cư có thể tiếp cận với guồng máy của chính phủ.
“San Francisco có cộng đồng nhập cư đa sắc tộc và là nơi dẫn đầu quốc gia trong cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ với quy định mạnh mẽ, toàn diện nhất về điều này”, quan chức Hội đồng Giám sát nói.
Sửa đổi cũng khuyến khích các ban ngành tăng nhân sự cung cấp dịch vụ song ngữ, duy trì nhân viên song ngữ. San Francisco có khoảng 2.700 nhân viên song ngữ trong năm tài chính 2022-2023, giảm gần 6% so với cùng kỳ trước đó.

Tao đi gần hết thế giới, chưa thấy có quốc gia nào nhiều quán nhậu như ở Việt Nam

“Dân Việt Nam tỏ vẻ hạnh phúc khi họ ngồi trước ly bia và tạm quên những thử thách trước mắt nhưng sai ở chỗ, họ vẫn phải đối diện với những thử thách sáng hôm sau.”

QUÁN NHẬU
Mấy bạn Úc đi Việt Nam về kể đủ thứ chuyện. Mình hỏi một đứa: “Mày đi Việt Nam, cái gì làm cho mày ngạc nhiên nhất?”


Nó trả lời không hề đắn đo: “Quán nhậu!”
Mình hỏi: “Tại sao mày ngạc nhiên chuyện quán nhậu?”
Nó nói:
“Tao đi gần hết thế giới, chưa thấy có quốc gia nào nhiều quán nhậu như ở Việt Nam. Tao đi từ Hà Nội vô tới Sài Gòn, dừng lại ở Huế, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, không có thành phố nào mà không tràn ngập quán nhậu. Ở Ireland, nơi tao sinh ra và ở Úc, quê hương thứ hai của tao, mỗi thị trấn chỉ có một cái pub và dăm ba cái club, có thị trấn không có club. Đó là Úc và Ireland được xếp loại là dân uống rượu có tầm cỡ thế giới. Ở Việt Nam thì pub và club khắp nơi.”

Mình hỏi: “Mày nghĩ quán nhậu ở Việt Nam nhiều như vậy là không tốt?”
Nó đáp:
“Tất nhiên! Một xã hội mà thanh niên và thiếu nữ không biết đi đâu, không biết làm gì khác ngoài việc đi vào quán nhậu thì đó là biểu hiện của sự bế tắc ở cấp độ từng cá nhân và nếu có vô số những đám đông với những cá nhân như vậy, đó là sự bế tắc của cả xã hội. Họ tìm đến với cồn để tạm quên những vấn đề trước mắt.”
Mình hỏi thêm: “Vậy thì mấy cái chỉ số đo lường hạnh phúc các quốc gia là sai?”
Nó nói:
“Đúng và sai. Đúng ở chỗ, dân Việt Nam tỏ vẻ hạnh phúc khi họ ngồi trước ly bia và tạm quên những thử thách trước mắt nhưng sai ở chỗ, họ vẫn phải đối diện với những thử thách sáng hôm sau.”
Mình tự hỏi, tại sao một người Úc thòi lòi có thể thấy và có thể nhận xét về xã hội Việt Nam ở mức độ bản chất như vậy?