Nhà chồng em có 1 thói quen hơi khác người đó là cứ tầm 6 tháng lại thay đũa ăn cơm 1 lần. Hồi mới về làm dâu em còn nghĩ hay nhà giàu quá, tiền không biết để làm gì nên thích là thay thôi. Nhưng không phải vậy đâu các mẹ ạ. Mẹ chồng em cũng già rồi nhưng suy nghĩ tiến bộ và sống khoa học lắm. Bà bảo đũa ăn lâu ngày dễ bị mốc không nên sử dụng nữa phải thay loạt mới để đảm bảo sức khỏe. Bà bảo: Cái gì mà chả có hạn sử dụng của nó.
Không phải mua đũa về rồi dùng tới khi nào thì dùng đâu. Nhiều người dùng đũa hàng năm, thậm chí hàng mấy chục năm cũng không thay, ghê lắm. Quần áo có thể mặc mấy chục năm còn chấp nhận được chứ đũa thì cứ phải mấy tháng thay 1 lần cho đảm bảo sức khỏe. Không chỉ mỗi đũa đâu ạ, trong nhà em còn cây lau nhà, giẻ rửa bát, gối, khăn mặt….đều được thay khi hết hạn sử dụng. Từ ngày lấy chồng em thành ra cũng quen với cách sống khoa học như vậy.
Nhà các mẹ thì sao ạ, đã bao lâu rồi các mẹ chưa thay đũa, bao lâu rồi không thay khăn tắm hay gối…? Tiết kiệm là đức tính tốt nhưng đôi khi tiết kiệm quá lại không còn là điều tốt nữa đâu ạ. Như thông tin em tìm hiểu từ một bác sĩ tên Zhu Shichao từ Khoa Quản lý Nhiễm trùng của Bệnh viện Tây Trung Quốc và bác sĩ Zhang Zhiwei từ Trường Cao đẳng Y tế Phòng khám Tây Trung Quốc thì đũa, gối, giẻ rửa bát…đều có hạn sử dụng của nó. Cụ thể 1. Đũa
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Một nghiên cứu về việc đếm số khuẩn lạc của đũa gỗ được sử dụng tại một nhà hàng trong hơn ba năm và phát hiện ra rằng một chiếc đũa có hàng chục nghìn vi khuẩn. Dù hầu hết những vi khuẩn này không gây bệnh, nhưng nghĩ thôi đã đủ rùng mình. Đũa cũ là nơi dễ “dấu chất bẩn” nhất Mỗi lần chà khi rửa đũa có thể để lại những vết sẹo trên bề mặt đũa. Các vết nứt này sẽ tích tụ dần cặn thức ăn và vết dầu, khi gặp vết nước chưa lau khô sau khi rửa (và quá lười khử trùng hàng ngày) sẽ là nơi sinh sôi của vi sinh vật như:
Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori và thậm chí là Aspergillus flavus (có thể sinh ung thư) càng mạnh, sinh ra độc tố Aspergillus màu vàng. Có thể các vi khuẩn lúc đầu chưa ảnh hưởng xấu tới cơ thể, nhưng vào một thời điểm nào đó khả năng miễn dịch của cơ thể thấp các vi sinh vật này xâm nhập vào hệ hô hấp gây ra các bệnh về đường hô hấp, hoặc tạo sóng trong dạ dày gây viêm hang vị và phá hủy vi khuẩn đường ruột. Một điều nữa là dù đũa được khử trùng trong nước sôi thì vẫn sinh ra vi sinh vật vì có một vài sinh vật có thể sinh sản ngoài sức tưởng tượng của chúng ta đấy ạ. Khi đũa xuất hiện 1 trong 2 trường hợp sau thì các mẹ nên thay đũa đi ạ.
– Bề mặt đũa xuất hiện các đốm: Chỉ khi vi sinh vật tích tụ đến một lượng nhất định thì đũa gỗ mới xuất hiện loại biến chất này. – Đôi đũa biến dạng, có rãnh rõ ràng: Đũa gỗ như vậy dễ sinh ra vi sinh vật hơn những loại không có biến dạng nha các mẹ. Giải pháp: Nên giữ đũa sạch sẽ, khô ráo, khử trùng thường xuyên, để đảm bảo vệ sinh cho đũa. Cần nhớ đũa có tuổi thọ hạn chế: Đũa tre, đũa gỗ được sử dụng gần như hàng ngày nên được thay thế từ 3 đến 6 tháng một lần.
2. Khăn tắm Hầu hết các loại khăn đều chứa các vi khuẩn gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Candida albicans và Escherichia coli. Trong số những chiếc khăn chứa vi khuẩn thì hầu hết chúng đều có tuổi thọ hơn 1 năm. Nhiều người quan niệm khăn không rách, không hôi thì không cần phải thay. Tuy nhiên khăn được sử dụng càng lâu, càng có thể có nhiều vi sinh vật gây bệnh! Các vi sinh vật trên khăn nhìn chung không gây bệnh. Nhưng 1 khi có vết thương ngoài hoặc khả năng miễn dịch suy yếu, một số lượng lớn vi sinh vật vẫn có thể gây bệnh. Giáp pháp: Khăn càng sử dụng lâu thì vi sinh vật bám vào càng nhiều, nên thay khăn 3 tháng một lần nha các mẹ. 2. Lõi gối
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Đa phần chị em chỉ nghĩ đến thay vỏ gối mà không hề nghĩ phải thay cả ruột, nhưng sự thật không đơn giản như vậy đâu ạ – Bụi mạt trong gối: Dù gối làm bằng bất cứ vật liệu gì thì cũng có thể trở thành nơi chứa bụi mạt. Mặc dù mạt bụi không lây bệnh, nhưng chúng là một chất gây dị ứng phổ biến và gây ra các triệu chứng liên quan ở những người bị dị ứng
. Hàng ngày đối với những loại gối có thể giặt được thì nên giặt thường xuyên trong nước nóng 50 – 60 độ C (1 – 3 tháng một lần với người bình thường và với người bị dị ứng với mạt bụi. Với những loại ko thích hợp giặt thì có thể phơi ngoài nắng thường xuyên. Dù nhiệt độ ngoài trời không đến 50 độ C nhưng có thể lấy đi hơi ẩm trong lõi gối khiến mạt bụi mất nước và chết. Sử dụng máy hút ẩm hoặc điều hòa không khí để hút ẩm trong phòng ngủ.
Hoặc sử dụng bao gói bằng vật liệu chống mối mọt có đường kính lỗ nhỏ hơn 20 micron cho lõi gối. Cuối cùng nếu quá lười với những cách trên thì phương án cuôi cùng là nên thay gối nha các mẹ. – Bào tử nấm ở gối: Ngoài mạt bụi, trong gối còn có bào tử nấm, mạt bụi có thể ăn bào tử nấm, bào tử nấm có thể sử dụng phân mạt bụi làm nguồn nitơ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh phát hiện ra rằng có thể có hàng triệu bào tử nấm trong một chiếc gối đã được sử dụng hơn 1,5 năm. Nấm tách ra từ các bào tử nấm này có thể xâm nhập vào đường hô hấp của chúng ta. Ở một mức độ nhất định sẽ gây ra bệnh hen suyễn và viêm xoang. Giải pháp: Thay gối sau định kì mỗi 6 tháng đến hai năm. 3. Miếng giẻ rửa bát
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Miếng bọt biển rửa bát đã trở thành khu vực bị vi khuẩn sinh sản nặng nề nhất trong khu vực bếp. Toàn là những vi khuẩn nguy hiểm như Acinetobacter, Moraxella, Chrysosphaeria, nấm mốc và nấm men, chúng đều thích môi trường nhà bếp và có thể gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Ví dụ Acinetobacter có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, tiêu chảy nhiễm trùng, vết thương và nhiễm trùng da, và nhiễm trùng niệu sinh dục. Giải pháp:
Thay miếng giẻ rửa chén thường xuyên, ít nhất 1 lần/tháng Đọc xong bài viết này chắc chắn sẽ nhiều mẹ không còn chủ quan giống em trước đây nữa mà sẽ lập tức thay hết lại những thứ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe .
Nguồn tổng hợp https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/bac-si-chuyen-khoa-nhiem-trung-toi-cau-xin-ban-ngung-su-dung-dua-cu-khan-cu-goi-cu-3-thang-la-phai-thay