Theo Văn bản số 191/BC-SNgV ngày 10/9/2024 của sở Ngoại vụ và nguồn thông tin từ Văn phòng Ngoại sự châu Văn Sơn, Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ thực hiện xả lũ các thủy điện vào hồi 11 giờ, ngày 11/9/2024 Việt Nam tới Sông Lô. Do đó sẽ có lưu lượng tăng, đồng thời mực nước tăng.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lưu lượng mực nước tăng có thể gây ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo:
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tập trung triển khai tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp chỉ đạo tại Văn bản số 2168/UBND-KT ngày 07/9/2024 của UBND thành phố.
Giao Chủ tịch UBND các xã, phường (Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện, Quang Trung, Mình Khai, Nguyễn Trãi, Trần Phú): Theo dõi chặt chẽ các bản tin về tình hình xả lũ để chủ động triển khai phương án ứng phó thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
Giao thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố:
Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách, chủ động đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt kịp thời tình hình tại địa bàn. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo tình hình thiên tai tại xã, phường với đồng chí Chủ tịch UBND thành phố – Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố; đồng thời thông tin qua nhóm zalo BCH phòng chống TT&TKCN thành phố. Nắm bắt thông tin, tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại và bảo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố (phòng Kinh tế thành phố) số điện thoại trực 24/7: 0835 66 23 23.
Cơ quan Thường trực (phòng Kinh tế thành phố) chủ động cập nhật thông tin và tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố khi có tình huống thiên tai xảy ra; các cơ quan là Phó ban trực tại đơn vị mình để kịp thời triển khai các biện pháp huy động lực lượng ứng phó (Ban CHQS thành phố là cơ quan làm đầu mối tổ chức hiệp đồng các lực lượng khi tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai của thành phố)
Căn cứ nội dung trên, yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, phường triển khai thực hiện.
Từ chiều và đêm ngày 10/9 cho đến hiện tại, ngày 11/9, toàn bộ khu vực thành phố Tuyên Quang đã ngập, mực nước vào nhà dân có những nơi cao trên 2m. Đây là lần ngập lụt kỷ lục sau khoảng 20 năm tại địa phương.
Thứ tư, ngày 11/09/2024 – 10:12
Thời điểm sáng 11/9, nước lũ đã ngập toàn thành phố Tuyên Quang. Trước đó, từ chiều tối ngày 10/9, hoạt động di chuyển tại thành phố Tuyên Quang.
Trong khi đó, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, mưa to kéo dài trên diện rộng cùng thủy điện Tuyên Quang xả lũ khiến lũ trên hệ thống sông, suối vẫn tiếp tục lên.
Theo thông tin từ UBND thành phố Tuyên Quang, nhiều xã, phường… nhà dân đều đã bị ngập. Lúc này, hầu hết các gia đình đều đã phải chuyển lên sinh hoạt tại khu vực tầng 2-3 do nước lên nhanh hoặc phải di chuyển đi xa để tránh lũ.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang, mưa lớn khiến mực nước trên các sông dâng cao.
Cũng theo Báo cáo của Đài Khí tượng và Thủy văn, mực nước sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang đã lên trên mức báo động 3 (mức cực kỳ nguy hiểm).
Báo cáo của Đài Khí tượng và Thủy văn mới cập nhật cho biết, một thông tin tích cực đó là từ 6h sáng 11/9, mực nước đã đứng ở mức 27,72 m.
Từ 6h sáng 11/9, mực nước đã đứng ở mức 27,72 m.
Theo cập nhật từ địa phương, các lực lượng đều triển khai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, ven suối có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đá, chủ động di dời sơ tán dân đến nơi an toàn và không để người dân không có chỗ ở, thiếu đói khi phải di dời đến nơi an toàn.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa lớn kết hợp Thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy đã khiến lũ trên sông Lô lên cao gây ngập úng tại nhiều khu vực.
Đợt mưa lần này diễn biến nhanh khiến lũ trên các sông Lô, sông Gâm đạt mức báo động 3.
Đảm bảo an toàn cao nhất về người, Quân đội, Công an, các địa phương đã huy động tối đa lực lượng đưa người dân ra khỏi khu vực bị ngập.
Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Tiếp tục tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.
Theo dự báo, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai phương án giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Đồng thời hỗ trợ nhân dân dọn dẹp nhà cửa, tuyệt đối không để người dân thiếu đói; phòng trừ dịch bệnh; bảo đảm an toàn tại khu vực xung yếu, nơi nguy cơ xảy ra sạt lở.