Ôi trời 47.000 giáo viên bị kiểm tra trình độ

Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định khảo sát tiếng Anh cho 47.000 giáo viên không nhằm kiểm tra, xếp loại cá nhân, mà để xây dựng đề án phát triển năng lực ngoại ngữ.


TP.HCM tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh cho giáo viên. Ảnh: Thái An.

Trước thông tin gần 47.000 giáo viên trên địa bàn TP.HCM sẽ tham gia khảo sát năng lực tiếng Anh vào cuối tháng 4, Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định đây không phải kỳ thi đánh giá, xếp loại cá nhân hay dùng để xét thi đua, khen thưởng, mà chỉ nhằm khảo sát thực trạng năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên toàn ngành.

Theo kế hoạch số 1879/KH-SGDĐT ban hành ngày 15/4/2025, kỳ khảo sát sẽ diễn ra từ ngày 23-29/4/2025, với mục đích chính là thu thập dữ liệu thực tiễn phục vụ xây dựng đề án “Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”.

Sở GD&ĐT cho biết kết quả khảo sát sẽ là nền tảng để hoạch định các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên một cách phù hợp, khả thi và hiệu quả.

Nhấn mạnh tính bảo mật của kỳ khảo sát, đại diện sở khẳng định thông tin cá nhân của giáo viên sẽ không bị sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác như xét nâng lương, kỷ luật hay đánh giá năng lực chuyên môn.

Kết quả khảo sát sẽ chỉ được tiếp cận bởi chính giáo viên và Tổ Giúp việc của Ban Chỉ đạo xây dựng đề án – bộ phận chịu trách nhiệm phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ công tác chung.

Ngoài giá trị định hướng cho chính sách ngành, sở cũng cho rằng đây là cơ hội để giáo viên tự đánh giá khách quan trình độ tiếng Anh của bản thân. Từ đó, mỗi người có thể xây dựng kế hoạch học tập, trau dồi phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, mở rộng cơ hội chuyên môn và phát triển nghề nghiệp.

“Kỳ khảo sát này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chung của ngành giáo dục thành phố trong giai đoạn mới. Sở GD&ĐT rất mong nhận được sự tham gia nghiêm túc của quý thầy cô để hoạt động khảo sát đạt được mục tiêu đề ra”, Sở GD&ĐT TP.HCM bày tỏ.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học – câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau – hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *